Lớp 10

Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ – Kết nối tri thức 10

Tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ của An-tôn Sê-khốp sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn. Bởi vậy, THPT Nguyễn Đình Chiểu muốn giới thiệu bài Soạn văn 10: Một chuyện đùa nho nhỏ.

Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ
Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ

Tài liệu dưới đây sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 10 khi tìm hiểu về tác phẩm này, mời tham khảo.

Bạn đang xem: Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ – Kết nối tri thức 10

Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ

Trước khi đọc

Đôi khi hồi ức về một kỉ niệm nhỏ bé trong quá khứ lại khiến ta phải suy ngẫm nhiều về cuộc sống của mình trong hiện tại và tương lai. Hãy kể lại kỉ niệm ấy với bạn bè.

Gợi ý: Kỉ niệm về người thân, bạn bè…

Đọc văn bản

Câu 1. Lưu ý về ngôi kể. Lời kể xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn “lúc đó” hay “bây giờ”?

  • Ngôi kể thứ nhất.
  • Lời kể xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn “lúc đó”.

Câu 2. Vì sao Na-đi-a “không muốn tin rằng gió đã nói những lời ấy”?

Gió không thể nói được.

Câu 3. Xác định tâm trạng của nhân vật “tôi” khi chuyển về thời điểm kể “bây giờ”.

Tâm trạng đầy phức tạp, hoài niệm về quá khứ.

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Câu chuyện trong Một chuyện đùa nho nhỏ được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ mấy? Người kể chuyện là nhân vật phụ chứng kiến, người được nghe kể lại hay nhân vật tham gia hành động chính?

  • Truyện được kể theo ngôi thứ nhất.
  • Người kể chuyện là nhân vật vật tham gia hành động chính.

Câu 2. Dựa vào sự thay đổi thời gian, địa điểm, thành phần nhân vật trong mạch truyện kể, có thể xác định truyện ngắn gồm mấy phần? Tóm lược nội dung từng phần.

Truyện gồm bốn phần. Nội dung từng phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “…chăm chú nhìn chiếc găng tay của mình”: Lần trượt tuyết đầu tiên của “tôi” và Na-đi-a.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “cốt sao say là được”: Những lần trượt tuyết sau đó của “tôi và Na-đi-a.
  • Phần 3: Tiếp theo đến “Còn tôi trở vào nhà thu xếp đồ đạc”: Lần trượt tuyết một mình của Na-đi-a.
  • Phần 4. Còn lại: Cuộc sống hiện tại của hai nhân vật.

Câu 3. Căn cứ vào những gì được biểu hiện trong lời tả và kể của nhân vật “tôi” về lần trượt tuyết đầu tiên, hãy đoán định tình cảm thực sự của nhân vật với Na-đi-a.

Nhân vật “tôi” không có tình cảm với Na-đi-a. Câu “Na-đi-a, anh yêu em” chỉ là một lời nói đùa.

Câu 4. Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a, những hành động, cử chỉ, lời nói nào của nhân vật “tôi” cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa? Vì sao có thể nói nhân vật “tôi” cũng chính là người mất mát sau “một chuyện đùa nho nhỏ” của mình?

– Những hành động, cử chỉ, lời nói cho thấy nhân vật “tôi” không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa là:

  • Đứng nhìn Na-đi-a tự leo lên những bậc thang và trượt tuyết một mình trong nỗi sợ hãi.
  • Tôi sửa soạn đi Pê-téc-bua, đi rất lâu và có lẽ là suốt đời.

– Nhân vật “tôi” cũng là người mất mát sau trò đùa của mình: Anh là người bày ra trò đùa nhưng nó lại không mang đến kết quả tốt đẹp gì. Na-đi-a vẫn không biết ai là người nói câu nói ấy và anh đã vô tình khiến một người con gái phải đau khổ.

Câu 5. Câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” có ý nghĩa thế nào với Na-đi-a? Vì sao bất chấp nỗi sợ, cô quyết định ngồi vào xe trượt xuống “một mình” để “thử xem có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không”?

– Câu nói “Na-đi-a” có ý nghĩa quan trọng với Na-đi-a, khiến nàng trở nên dũng cảm hơn, thường xuyên ngôi trượt tuyết để có thể nghe thấy câu nói ấy.

– Nguyên nhân: Nàng muốn biết người đã nói ra câu nói “Na-đi-a, anh yêu em”.

Câu 6. Cảnh chia tay của hai nhân vật lúc xuân sang gợi lên cho bạn những cảm nghĩ gì về các nhân vật và cuộc đời? Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, bạn ứng xử ra sao?

  • Các nhân vật sẽ có một cuộc sống mới. Và cuộc đời luôn có những cuộc chia ly.
  • Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, tôi sẽ thẳng thắn hỏi nhân vật “tôi” về lời nói mình đã nghe thấy. Cho dù câu trả lời không như mong muốn, tôi cũng không trách cứ, hay phải cảm thấy tiếc nuối.

Câu 7. Trong phần kết, khi kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a và của mình nhiều năm sau, người kể chuyện có tâm trạng thế nào? Hãy nêu nhận xét về cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn.

  • Tâm trạng của người kể chuyện có chút phức tạp, băn khoăn và hoài niệm về quá khứ.
  • Cảm hứng chủ đạo: Tình cảm yêu mến trong sáng, hồn nhiên được gửi gắm qua câu nói “anh yêu em”.

Kết nối đọc – viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích hình ảnh “hàng rào” trong truyện ngắn Một truyện đùa nho nhỏ.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!