Lớp 7

Soạn bài Mây và sóng – Cánh diều 7

Bài thơ Mây và sóng được giới thiệu trong sách Cánh diều, tập 2. Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Mây và sóng.

Soạn bài Mây và sóng

Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 để chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Mời tham khảo bên dưới.

Bạn đang xem: Soạn bài Mây và sóng – Cánh diều 7

Soạn bài Mây và sóng

1. Chuẩn bị

– Tác giả:

  • R. Ta-go (1861 -1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go.
  • Ông là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ.
  • Quê quán: sinh ở Can-cút-ta, bang Ben-ga, trong một gia đình quý tộc.
  • Ông làm thơ từ rất sớm, tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội.
  • Sự nghiệp sáng tác: để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn, trên 1500 bức họa và số lượng ca khúc cực lớn.
  • Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…
  • Phong cách sáng tác: Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp.
  • Năm 1913, Ta-go trở thành tác giả người châu Á đầu tiên nhận được giải thưởng Nô-ben về văn học.

– Những trò chơi đó khiến em cảm thấy rất vui vẻ, hạnh phúc khi có những giây phút ở bên người thân.

2. Đọc hiểu

Những hình ảnh thiên nhiên nào được nhắc đến trong toàn bộ bài thơ?

Gợi ý:

Hình ảnh: mây, sóng

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Về hình thức, văn bản Mây và sóng có gì khác so với các văn bản thơ em đã học ở Bài 2 trong sách Ngữ văn 7, tập một? Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh…)?

  • Khác biệt: Số tiếng trong các dòng không bằng nhau và khá dài; không có vần.
  • Bài thơ có sự kết hợp giữa phương thức tự sự và biểu cảm.

Câu 2. Bài thơ có thể chia làm hai phần (phần 1: từ đầu đến “bầu trời xanh thẳm”; phần 2: còn lại). Em hãy chỉ ra những nét giống nhau và khác nhau của hai phần đó về số dòng, hình ảnh, cách tổ chức mỗi phần.

– Giống nhau: Số dòng (10 dòng), cách tổ chức mỗi phần (câu hỏi của người trên mây/trong sóng – câu trả lời của em bé)

– Khác nhau:

  • Phần 1: Trò chuyện với người trên mây; Trò chơi con là mây và mẹ là trăng
  • Phần 2: Trò chuyện với người trong sóng; Trò chơi con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ.

Câu 3. Cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” hấp dẫn ở chỗ nào? Tại sao em bé không tham gia những cuộc vui chơi đó?

– Cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” hấp dẫn ở: Họ được ngao du đến nhiều nơi thú vị, ca hát suốt cả ngày.

– Em bé không tham gia những cuộc vui chơi đó vì biết mẹ đang đợi ở nhà và không muốn rời xa mẹ. Dù cho những điều ngoài kia có hấp dẫn đến đâu cũng không thể bằng với tình yêu dành cho mẹ, niềm hạnh phúc khi có mẹ ở bên cạnh.

Câu 4. Theo em, vì sao những trò chơi do em bé tạo ra lại “thú vị” và “hay hơn”?

Những trò chơi do em bé tạo ra “thú vị” và “hay hơn” vì được chơi cùng với mẹ.

Câu 5. Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc tới trong trò chơi của em bé có đặc điểm như thế nào? Qua đó, nhà thơ muốn thể hiện điều gì?

– Hình ảnh thiên nhiên được nhắc tới trong trò chơi của em bé có đặc điểm: Có sự hiện diện của mẹ và em bé.

– Qua đó nhà thơ muốn thể hiện sự gắn bó, yêu thương sâu sắc của mẹ và em bé, dù ở bất cứ nơi đâu, em bé vẫn muốn ở cùng với mẹ.

Câu 6. Theo em, qua bài thơ tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp về tình mẫu tử: Tình mẫu tử thật thiêng liêng, có thể giúp con người chống lại mọi cám giỗ trong cuộc sống.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close
Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!