Lớp 7

Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh

Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh, vô cùng hữu ích.

Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh
Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh

Mời các bạn học sinh lớp 7 cùng tham khảo nội dung chi tiết sẽ được chúng tôi đăng tải sau đây.

Bạn đang xem: Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh

Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh

Mỗi học sinh viết một đoạn văn chứng minh ngắn theo một trong số các đề sau:

Đề 1. Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Nhưng có bạn nói: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn” nào! Hãy nêu ý kiến của em và chứng minh ý kiến đó là đúng.

Gợi ý:

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một lời khuyên đúng đắn. Tuy nhiên, nếu con người không có ý thức học tập thì sẽ chẳng học được “sàng khôn” nào. Câu tục ngữ đã sử dụng cách nói mang tính biểu tượng để từ đó khẳng định rằng trên hành trình khám phá thế giới bên ngoài, con người sẽ học được nhiều điều bổ ích. Nếu con người càng chịu khó đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều. Khi bước ra thế giới rộng lớn ngoài kia, chúng ta sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn. Chúng ta nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại. Câu chuyện về chàng trai trẻ Phạm Nhật Vượng, nếu năm xưa chỉ “dùi mài kinh sử” mà không có những trải nghiệm từ những công việc thực tế trong cuộc sống, ông cũng đã không thể trở thành – Phạm Nhật Vượng chủ tịch tập đoàn Vingroup như ngày hôm nay. Nhiều nhà văn nổi tiếng như Thạch Lam, Vũ Bằng, Minh Hương, Nguyễn Tuân… cũng cần đi nhiều, tiếp xúc nhiều với nhiều mảnh đời trong xã hội mới có thể viết được những tác phẩm chân thực, có giá trị theo năm tháng. Tuy nhiên, khi bước đi ra ngoài thế giới rộng lớn, chúng ta cần phải có ý thức học tập thì mới thu được kiến thức.

Đề 2. Chứng minh rằng văn chương “gây cho ta những tình cảm ta không có”.

Gợi ý:

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có. Một tác phẩm văn chương có khả năng cảm hóa con người. Khi đọc tác phẩm “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, người đọc sẽ cảm nhận được nỗi nhớ quê hương, đất nước cũng như sự xót xa của tác giả trước cảnh ngộ của đất nước. Đọc truyện “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen, người đọc sẽ thương xót cho thân phận bất hạnh của cô bé bán diêm tội nghiệp, căm giận một xã hội vô cảm đã gián tiếp dẫn đến cái chết của cô bé. Từ đó, truyện khơi gợi trong lòng người đọc tấm lòng yêu thương, biết chia sẻ và đồng cảm.

Xem thêm Chứng minh rằng văn chương “gây cho ta những tình cảm ta không có”

Đề 3. Chứng minh rằng văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có”.

Gợi ý:

Văn chương giàu và đẹp, giúp tâm hồn mỗi người cũng trở nên đẹp hơn. “Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Những tình cảm mà ta sẵn có ở đây đó là tình yêu thương gia đình, mở rộng hơn là tình yêu thương con người, yêu quê hương đất nước. Đọc những câu thơ thấm đẫm tình yêu mẹ của Tố Hữu, có ai mà không thêm yêu thương kính trọng mẹ mình hơn. Đọc những câu ca dao đầy ắp công ơn cha mẹ có ai mà không cảm động trước tình yêu mà cha mẹ dành cho ta. Rồi tình yêu ấy được lớn lên thành tình yêu thương giữa con người với con người. Văn chương giúp ta thêm yêu thương đồng loại, biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Những tình yêu giản dị ấy tạo nên một tình yêu lớn lao đó là tình yêu quê hương đất nước. Yêu quê hương từ việc yêu mái nhà nhỏ, yêu con sông quê, yêu những góc nhỏ trên quê hương để từ đó tạo thành tình yêu tổ quốc. Nói tóm lại, văn chương giúp cho những tình cảm sẵn có trong ta càng trở nên sâu đậm và cao đẹp.

Xem thêm Chứng minh rằng văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có”

Đề 4. Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân.

Gợi ý:

Nói dối có hại cho bản thân. Điều đó đã được chứng minh trong thực tế cuộc sống. Đầu tiên, cần hiểu được rằng nói dối là hành vi cố tình cung cấp thông tin sai với sự thật về vấn đề nào đó để đạt được mục đích mà họ mong muốn, thường không tốt đẹp, chính đáng. Việc nói dối khiến sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Một người nói dối sẽ mất đi niềm tin của mọi người xung quanh. Bởi vậy mới có câu: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Lòng tin vốn đã là thứ khó để xây dựng. Một lần nói dối có thể nhận được sự tha thứ. Nhưng hết lần này đến lần khác nói dối, lòng tin sẽ hoàn toàn bị đánh mất. Tệ hơn, nói dối có thể khiến cho đạo đức cá nhân đi xuống. Không ít học sinh đi học muộn, thiếu bài tập về nhà dùng lời nói dối để che giấu khuyết điểm của mình. Dần dần điều đó sẽ hình thành trong mỗi học sinh một thói quen xấu. Chúng sẽ luôn nghĩ ra một lý do nào đó để ngụy biện cho việc không học bài cũ mình. Qua chứng minh, nói dối quả thật có hại với con người. Chúng ta hãy sống thật thà, ngay thẳng để trở thành một người tốt đẹp.

Đề 5. Chứng minh rằng Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi.

Gợi ý:

Từ những ngày tiểu học, cho đến bây giờ, chúng ta vẫn luôn được học tập “Năm điều Bác Hồ dạy”. Sinh thời, Bác Hồ luôn dành tình thương yêu cho các cháu nhi đồng. Điều đó được thể hiện qua hành động và thơ văn của Bác. Mỗi dịp khai trương, Tết Trung Thu, Tết Thiếu nhi, Bác Hồ vẫn thường gửi thư cho các cháu với lời lẽ ân cần, trìu mến, chí tình. Trong những bài phát biểu trong Đại hội Đảng, Bác vẫn luôn đề cập đến tầm quan trọng của thiếu nhi với sự phát triển đất nước. Thơ văn cũng vậy, có ai còn không biết đến bài thơ nay đã được phổ nhạc “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng …”. Bác có nhiều bài thơ viết cho thiếu nhi chứa đựng tình thương yêu sâu sắc, thắm thiết. Phải nói rằng, tình thương yêu của Bác với thiếu nhi có thể sánh như tình cảm sâu nặng của Bác với Cách mạng.

Đề 6. Chứng minh rằng Bác Hồ là người rất yêu cây cối.

Gợi ý:

Nơi Bác sống và làm việc luôn hòa trong thiên nhiên, cây cối, cỏ hoa. Nếu ai đã được đến thăm lăng Bác thì ta có thể thấy cây cối xung quanh rất xanh và đẹp. Bên dưới nhà sàn nơi Bác ở, cây cối cũng um tùm tươi tốt. Chung quanh đâu đâu cũng là một màu xanh lá thể hiện được bao yêu thương Bác dành cho cỏ cây. Chính Bác đã nhờ một đồng chí cuộn tròn chiếc rễ đa đã lìa khỏi cành và chôn xuống đất. Ít lâu sau, chiếc rễ đa đã bén rễ và phát triển rất tốt. Có một sự kỳ thú là đoàn thiếu nhi nào vào thăm vườn Bác, không ai bảo ai, bạn nào cũng thích chơi chui qua chui lại chiếc rễ đa mọc thành hình tròn xinh xẻo kia. Bác chẳng những yêu thiếu nhi mà còn yêu cả chiếc rễ đa, không lỡ vứt nó đi. Bác yêu cây cỏ với tất cả tấm lòng. Bác gửi gắm nơi cây những hình ảnh đẹp đẽ nhất: Hoa râm bụt là một hình tượng về tấm lòng yêu nước của Bác. Cây vú sữa là một hình tượng của tấm lòng Bác luôn nhớ thương đồng bào Nam bộ. Năm 1955, đồng bào miền Nam gửi biếu Bác một cây vú sữa và một quả dừa. Cây vú sữa được Bác trồng giữa bờ ao cạnh ngôi nhà Bác ở đầu tiên trong Phủ Chủ tịch. Ngày ngày, tuy bận trăm công nghìn việc của Chủ tịch nước, nhưng trước giờ làm việc buổi sáng hay sau giờ làm việc buổi chiều, Bác Hồ đều chăm sóc tưới cho cây vú sữa.

Đề 7. Chứng minh rằng cần phải chọn sách mà đọc.

Gợi ý:

Sách có một vai trò vô cùng quan trọng với con người. Chính vì vậy, chúng ta cần phải lựa chọn sách để đọc. Đầu tiên, khi đọc sách không quan trọng là bạn đọc được bao nhiêu cuốn. Trong một ngày, quỹ thời gian của con người là có hạn, là không đủ cho việc học tập, làm việc hay vui chơi. Nhiều người không còn khoảng thời gian cho công việc đọc sách. Mà số lượng những cuốn sách là vô hạn. Nên việc lựa chọn ra những cuốn sách có ích cho bản thân để đọc và tìm hiểu sẽ tiết kiệm thời gian và công việc sẽ đạt được hiệu quả tối ưu. Việc đọc sách không phải là để xem ai đọc được nhiều hơn ai, mà vì đọc sách sẽ đem đến những kiến thức bổ ích cho người đọc. Nếu rơi vào trường hợp đọc quá nhiều nhưng chẳng hiểu được bao nhiêu sẽ dẫn đến tình trạng “cưỡi ngựa xem hoa”, không đem lại lợi ích gì. Khi đọc sách thì cần lựa chọn sách sao cho phù hợp, đọc làm sao cho cẩn thận, thẩm thấu hết được ý nghĩa của cuốn sách đó. Không xét đến việc đọc sách để giải trí, thì khi đọc sách để nghiên cứu và học tập, việc chọn lựa sách phải thực sự tinh tường. Người đọc cần làm rõ mục đích đọc cuốn sách, tìm hiểu kĩ nội dung sách và tác giả cuốn sách đó để lựa chọn những cuốn sách phù hợp và thực sự bổ ích. Tóm lại, lời khuyên cần phải lựa chọn sách mà đọc là hoàn toàn đúng đắn. Mỗi người hãy tích cực đọc sách để có thể hoàn thiện bản thân hơn trên con đường bước đến thành công.

Đề 8. Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người.

Gợi ý:

Môi trường và cuộc sống của con người có sự gắn bó mật thiết. Nếu như chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường thì đời sống của con người sẽ bị tổn hại rất lớn. Trên thực tế, môi trường đang bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Từ không khí, đất đai đến nước uống. Điều đó không chỉ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến trái đất, mà còn cả cuộc sống của nhân loại. Không khí bị ô nhiễm làm gia tăng các bệnh về hô hấp ở con người. Đất đai bị ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, trồng trọt hay chăn nuôi gây ra những thiệt hại về kinh tế. Tiếp đến là nguồn nước, nhiều người cho rằng trên trái đất, chẳng có gì nhiều như nước nhưng thực tế nguồn nước ngọt phục vụ cho cuộc sống của con người trên trái đất đang ngày càng khan hiếm. Theo Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng hơn hai tỷ người đang sống trong cảnh thiếu nước ngọt. Sự biến đổi khí hậu khiến cho các hình thức thời tiết cực đoan như sương muối, băng tuyết, động đất… thường xuyên xảy ra. Các dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện gây ra ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe của con người như dịch hạch, dịch tả, covid-19… Như vậy, ảnh hưởng của môi trường đến cuộc sống của con người là vô cùng to lớn. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của con người. Tất cả hãy chung tay vì một trái đất ngày một tốt đẹp hơn.

Xem thêm Chứng minh bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!