Lớp 8

Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Trong chương trình Ngữ Văn lớp 8, học sinh sẽ được tìm hiểu chi tiết về bài văn tự sự, cũng như cách làm một bài văn tự sự.

Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp Soạn văn 8: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

Bạn đang xem: Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự – Mẫu 1

I. Dàn ý của bài văn tự sự

1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự

a. Bố cục:

  • Mở bài: Từ đầu đến “bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn”. Khung cảnh chung của buổi sinh nhật.
  • Thân bài: Tiếp theo đến “chỉ gật đầu không nói”. Món quà đặc biệt của người bạn.
  • Kết bài: Còn lại. Cảm xúc của nhân vật tôi khi nhận được món quà đó.

b.

– Bài văn kể về món quà sinh nhật đặc biệt từ một người bạn đặc biệt. Người kể là: Trang – người nhận món quà sinh nhật. Ngôi kể: thứ nhất (xưng tôi).

– Câu chuyện xảy ra ở nhà của Trang, trong một buổi tiệc sinh nhật.

– Nhân vật: Trang, Trinh, bạn bè của Trang

– Nhân vật chính: Trang và Trinh

– Tính cách của nhân vật: Trinh là một cô bé sâu sắc, biết trân trọng tình bạn; Trang là một cô bé hồn nhiên, ngây thơ.

– Câu chuyện diễn ra:

  • Mở đầu kể lại khung cảnh buổi sinh nhật ở nhà Trang
  • Đỉnh điểm câu chuyện là buổi tiệc diễn ra đã rất lâu mà Trinh – người bạn thân của Trang nhất vẫn chưa đến. Trang nghĩ bạn mình đã quên mất.
  • Kết thúc: Trinh đưa món quà đặc biệt cho Trang.
  • Điều tạo ra sự bất ngờ ở chỗ tác giả đã khéo léo dựng nên tình huống truyện. Để Trang – nhân vật chính của buổi tiệc nghĩ rằng Trinh, người bạn thân nhất của mình đã quên ngày sinh nhật. Nhưng khi Trinh xuất hiện, Trang lại nhận được một món quà quý giá với tấm lòng của người bạn thân. Điều đó khiến Trang vô cùng ngạc nhiên và xúc động.

– Các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong truyện:

  • Miêu tả: Khung cảnh buổi sinh nhật “Hai chiếc bình cắm đầy hoa… la liệt trên bàn” và món quà “Cây ổi này là giống…thích chứ”.
  • Biểu cảm: Sự trách móc khi bạn đến muộn, xúc động khi nhận được món quà…

2. Dàn ý của một bài văn tự sự

* Mở bài: Thường giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện (Cũng có khi nêu kết quả của sự việc, số phận nhân vật trước).

* Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định. Trong khi kể thường có sự đan xen yếu tố miêu tả và biểu cảm.

* Kết bài: Nêu kết cục của câu chuyện, cảm nghĩ của người kể.

=> Tổng kết:

– Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm chủ yếu vẫn là dàn ý của bài văn tự sự với bố cục ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài.

– Tuy vậy mà từng phần có thể kết hợp miêu tả hoặc biểu cảm.

II. Luyện tập

Câu 1. Từ văn bản Cô bé bán diêm, hãy lập ra một dàn ý cơ bản theo gợi ý trong SGK.

Gợi ý:

* Mở bài: Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.

– Hoàn cảnh:

  • Mẹ mất, bà nội – người yêu thương nhất cũng vừa mới qua đời.
  • Phải sống với người bố và bị bắt đi bán diêm để kiếm tiền.

– Thời điểm bán diêm: Đêm giao thừa rét mướt.

– Không gian bán diêm: Cửa sổ của các nhà đều sáng rực, trong phố sực nức mùi ngỗng quay.

– Hình ảnh cô bé bán diêm:

  • Ngồi nép vào một góc tường, giữa hai ngôi nhà.
  • Nghĩ đến nếu không bán được diêm mà trở về nhà sẽ bị bố đánh.
  • Thu đôi chân cho đỡ lạnh nhưng càng lúc càng rét buốt hơn.
  • Đôi bàn tay cứng đờ ra vì lạnh giá.

* Thân bài: Cô bé đã trải qua 4 lần quẹt diêm với những tưởng tượng lần lượt xuất hiện:

– Lần thứ nhất: Mơ ước có lò sưởi – mong muốn lúc này có được sự ấm áp.

– Lần thứ hai: Mơ ước căn phòng có bàn ăn, trên bàn có ngỗng quay – mong muốn được no bụng.

– Lần thứ ba: Mơ ước có cây thông Noel – mong muốn được đón giao thừa như mọi người.

– Lần thứ tư: Mơ ước được gặp lại bà – mong muốn được che chở, yêu thương.

– Lần cuối cùng: Quẹt toàn bộ số diêm còn lại – để gặp lại bà và đi theo bà đến nơi hạnh phúc.

* Kết bài: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm

– Thời gian: sáng sớm hôm sau

– Không gian: ở một xó tường lạnh lẽo

– Hình ảnh: Một cô bé có đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười nhưng em đã chết cóng.

– Lý do: Không có ai quan tâm, giúp đỡ. Gia đình thì ghẻ lạnh, thờ ơ.

Câu 2. Lập dàn ý cho bài văn: “Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”.

Gợi ý:

* Mở bài: Giới thiệu về người bạn và kỉ niệm trong tuổi thơ.

* Thân bài: Kể lại kỉ niệm của tuổi thơ

– Thời gian, địa điểm xảy ra kỷ niệm đó

– Diễn biến của câu chuyện: Em và người bạn đó đã cùng trải qua như thế nào (Mở đầu, Cao trào, Kết thúc).

– Suy nghĩ của em về kỉ niệm: một bài học, một kỉ niệm đẹp…

* Kết bài: Tình cảm của em với người bạn.

III. Bài tập ôn luyện

Lập dàn ý cho bài văn kể lại việc Lão Hạc bán chó.

Gợi ý:

* Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo để kể chuyện bán chó.

* Thân bài:

– Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo:

  • Lúc lão Hạc báo tin đã bán chó.
  • Lúc lão Hạc kể lại  diễn biến của việc bán chó.

=> Có thể kết hợp miêu tả khuôn mặt, cử chỉ của lão Hạc để cho thấy tâm trạng của lão.

– Nỗi ân hận của lão Hạc về việc bán chó

– Thái độ của ông giáo khi nghe tin lão bán cậu Vàng: ngạc nhiên, đồng cảm và xót xa cho lão.

* Kết bài:

– Suy nghĩ, đánh giá về hành động của lão Hạc.

– Tình cảm dành cho nhân vật.

Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự – Mẫu 2

I. Luyện tập

Câu 1. Từ văn bản Cô bé bán diêm, hãy lập ra một dàn ý cơ bản theo gợi ý trong SGK.

Gợi ý:

(1) Mở bài: Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa

– Hoàn cảnh:

  • Mẹ mất, bà nội – người yêu thương nhất cũng vừa mới qua đời.
  • Phải sống với người bố và bị bắt đi bán diêm để kiếm tiền.

– Thời điểm bán diêm: Đêm giao thừa rét mướt.

– Không gian bán diêm: Cửa sổ của các nhà đều sáng rực, trong phố sực nức mùi ngỗng quay.

– Hình ảnh cô bé bán diêm:

  • Ngồi nép vào một góc tường, giữa hai ngôi nhà.
  • Nghĩ đến nếu không bán được diêm mà trở về nhà sẽ bị bố đánh.
  • Thu đôi chân cho đỡ lạnh nhưng càng lúc càng rét buốt hơn.
  • Đôi bàn tay cứng đờ ra vì lạnh giá.

(2) Thân bài: Cô bé đã trải qua 4 lần quẹt diêm với những tưởng tượng lần lượt xuất hiện:

– Lần thứ nhất: Mơ ước có lò sưởi – mong muốn lúc này có được sự ấm áp.

– Lần thứ hai: Mơ ước căn phòng có bàn ăn, trên bàn có ngỗng quay – mong muốn được no bụng.

– Lần thứ ba: Mơ ước có cây thông Noel – mong muốn được đón giao thừa như mọi người.

– Lần thứ tư: Mơ ước được gặp lại bà – mong muốn được che chở, yêu thương.

– Lần cuối cùng: Quẹt toàn bộ số diêm còn lại – để gặp lại bà và đi theo bà đến nơi hạnh phúc.

(3) Kết bài: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm

– Thời gian: sáng sớm hôm sau

– Không gian: ở một xó tường lạnh lẽo

– Hình ảnh: Một cô bé có đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười nhưng em đã chết cóng.

– Lý do: Không có ai quan tâm, giúp đỡ. Gia đình thì ghẻ lạnh, thờ ơ.

Câu 2. Lập dàn ý cho bài văn: “Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”.

Gợi ý:

(1) Mở bài

Giới thiệu về người bạn và kỉ niệm trong tuổi thơ.

(2) Thân bài

– Thời gian, địa điểm xảy ra kỷ niệm đó.

– Diễn biến của câu chuyện: Em và người bạn đó đã cùng trải qua như thế nào (Mở đầu, Cao trào, Kết thúc).

– Suy nghĩ của em về kỉ niệm: một bài học, một kỉ niệm đẹp…

(3) Kết bài

Suy nghĩ, cảm nhận về kỉ niệm. Tình bạn của cả hai sau kỉ niệm đó.

II. Bài tập ôn luyện

Lập dàn ý cho đề văn: Tưởng tượng rồi kể lại cảnh con trai Lão Hạc trở về làng và thăm mộ cha.
Gợi ý:

(1). Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu hoàn cảnh để người con trai lão Hạc trở về quê thăm cha.

(2). Thân bài

a. Ngày trở về

– Quang cảnh làng xóm: Không có gì thay đổi nhiều, mọi thứ vẫn nguyên vẹn; khi đặt chân vào cửa nhà thấy nhà cửa không thay đổi nhiều nhưng lại xơ xác, vắng vẻ, đìu hiu.

– Đi khắp sân vườn tìm kiếm nhưng không thấy bố đâu, không thấy cả cậu Vàng, nhiều đồ đạc trong nhà bị bám bụi, mạng nhện giăng khắp nhà.

– Bỏ đồ đạc gọn vào một chỗ rồi đi dọn dẹp xung quanh cho gọn gàng hơn. Dùng số tiền ít ỏi để đi mua đồ về nấu ăn. Cơm nước thịnh soạn vẫn không thấy bố về đâm ra lo lắng và quyết định đi sang nhà ông giáo – người bạn thân thiết của bố để hỏi thăm.

b.Khi sang nhà ông giáo

– Ông giáo khi nhìn thấy tôi rất ngạc nhiên pha chút gì đó buồn bã. Tôi gặng hỏi rằng có biết bố mình đi đâu không thì ông giáo ngập ngừng. Tôi linh cảm có chuyện không lành.

– Ông giáo gọi tôi vào nhà nói chuyện, sau khi tôi ngồi và uống nước, ông giáo từ từ kể lại những chuyện đã xảy ra với cha tôi. Tôi sững sờ, tất cả mọi thứ như sụp đổ trong phút chốc, không dám tin vào sự thật là bố mình đã ra đi mãi mãi. Tôi òa lên khóc nức nở như đứa trẻ con khi ông giáo nói về cái chết đầy thương tâm của bố tôi.

– Tôi cảm thấy ân hận vì đã bỏ đi làm đồn điền cao su biền biện, không ở bên quan tâm chăm sóc bố, thậm chí là không biết đến cái chết của bố mình; không biết bố đã chịu đau khổ như thế nào trong những ngày cuối đời. Tôi tự dằn vặt, trách móc bản thân.

– Ông giáo khuyên tôi không nên quá buồn bã mà hãy sống tiếp thật tốt để bố dưới suối vàng được yên lòng.

c. Sau khi ở nhà ông giáo trở về

– Tôi vô cùng buồn bã, đau khổ. Nén nỗi đau vào trong, tôi thu dọn nhà cửa gọn gàng. Ngày hôm sau nhờ ông giáo dẫn ra mộ bố, thắp cho bố nén nhang, hứa với bố sống thật tốt.

– Sau khi thăm mộ bố trở về, tôi cố gắng sống tốt hơn, chăm chỉ làm ăn, lao động, sống chan hòa với làng xóm, thay bố tiếp tục cuộc đời còn lại thật ý nghĩa.

(3) Kết bài

Đó là kí ức đau buồn nhất trong cuộc đời tôi, cũng là bài học đắt giá giúp tôi chân trọng cuộc sống hơn.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 8

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!