Lớp 7

Soạn bài Kiểm tra phần văn

Soạn văn 7: Kiểm tra phần văn là một tài liệu hữu ích giúp cho các bạn học sinh có thể nhanh chóng chuẩn bị nội dung bài học trước khi đến lớp.

Tài liệu này đã được chúng tôi biên soạn theo các câu hỏi trong trang 137 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2, và gồm hai phần chính là: soạn văn đầy đủ và soạn văn ngắn gọn. Sau đây chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo tài liệu này.

Bạn đang xem: Soạn bài Kiểm tra phần văn

Soạn văn Kiểm tra phần văn đầy đủ

1. Chọn chép lại một bài ca dao đã học hoặc đã sưu tầm được mà em thích. Phân tích tình cảm được diễn tả và những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao đó.

Trả lời:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ru
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

– Hai dòng thơ đầu dùng nghệ thuật so sánh để ví “công cha nghĩa mẹ”, vốn là hai khái niệm khá trừu tượng thành cụ thể.

+ Nói đến hình ảnh “núi Thái Sơn” là nói tới ngọn núi:

To lớn, hùng vĩ. Nơi các vua chúa thường lên đây để cầu mong mưa thuận gió hòa, thiên hạ thái bình nên nó rất linh thiêng

+ Hình ảnh “nước trong nguồn” là:

Nơi khuất kín ít ai biết tới. Nơi cội nguồn để có suối, có sông, cổ biển cả. Sự chắt chiu từng giọt trong lành không bao giờ vơi cạn.

+ Cả hai hình ảnh này đã gợi rất sâu “công cha nghĩa mẹ” đối với người con.

– Hai dòng sau là lời khuyên nhủ ân cần mà tha thiết. Nó nêu lên một thứ tình cảm mà con người phải quý trọng: “Trong trăm thứ đạo, đạo hiếu làm đầu”. Dù có đi theo tôn giáo nào đi nữa thì cái đạo lớn nhất, tôn giáo lớn nhất là “thờ mẹ kính cha”.

2. Chọn chép lại một bài thơ trữ tình thuộc phần văn học trung đại Việt Nam mà em thích và nêu lên những giá trị chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó.

Trả lời:

Bài thơ trữ tình thuộc phần văn học trung đại:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

(Bánh trôi nước- Bà Huyện Thanh Quan)

Nội dung: Với hai từ ” thân em” vang lên thân thuộc như ca dao, một lần nữa Bà Huyện Thanh Quan sử dụng ngòi bút sắc sảo đậm đà của mình để trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ, xong bà đồng cảm xót xa cho thân phận của họ. Hình ảnh bánh trôi nước với lối ẩn dụ , nó trở thành hiện thân cho người phụ nữ. Những người bị xã hội vùi dập không thương tiếc.

Nghệ thuật được sử dụng:

  • Thể thơ, chữ Nôm
  • Nhân hóa, ẩn dụ hình ảnh ” bánh trôi nước”
  • Đảo ngữ ” bảy nổi ba chìm”

=> Sử dụng nghệ thuật tài tình, Bà Huyện Thanh Quan được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm.

3. Chọn chép lại hai câu thơ Đường đã học (nếu có thể, cả phần phiên âm chữ Hán) và giải thích lí do vì sao em thích hai câu thơ đó.

Trả lời:

ĐÊM ĐỖ THUYỀN Ở PHONG KIỀU

Nguyệt lạc, ô đề, mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

– Hai dòng thơ đầu cho ta hình dung một không gian trống trải, cô lạnh ở bầu trời và dưới bờ bãi sông nước. Cảnh im phăng phắc không một bóng người.

+ Câu đầu cho ta hình dung mảnh trăng ở cuối trời xa đã thấp phía chân trời. Trong cái chợt thức của con quạ, nó nhìn trăng tà đã rụng xuống. Nó đâu biết rằng thời gian từ lúc nó ngủ đến lúc này là một khoảng khá dài.

Vì quá sợ cái điều đột ngột này (đột ngột ở con quạ, chứ không phải đột ngột với chúng ta) mà quạt đã kêu lên trong sự im lìm của muôn vật lặng tờ dưới ánh trăng suông. Hình như bất ngờ trước sự đánh thức của tiếng quạ, những giọt sương bị đánh thức. Chúng đồng loạt rơi từ nhành sương, nơi quạ đứng. Cũng có thể hiểu, quạ kêu sương khói tới đầy trời.

+ Câu thứ hai cho ta hình dung đống lửa của người chài lưới bên sông đã lụi tàn. Lâu lâu những chiếc lá phong khô rơi vào nó lại bùng lên soi rõ một người khách đang ngủ mệt mà mối sầu xa xứ vẫn cứ vấn vương trong mộng.

+ Cả hai câu chỉ có không gian nhưng nó cho ta hình dung được thời gian lúc này là còn rất sớm, còn quá sớm.

– Hai dòng sau muốn nhấn mạnh tiếng chuông chùa Hàn Sơn. Dù nó ở ngoài thành Cô Tô nhưng chắc hẳn là nơi rất xa với nơi thuyền khách ngủ. Tiếng chuông ấy đã động vào lúc nửa đêm đã đánh thức khách dậy trong một tâm trạng man mác, trong một đêm xa quê thao thức đỗ thuyền ở bến Phong Kiều.

4. Chép lại hai câu thơ nói về vẻ đẹp của trăng trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả. Qua hình ảnh trăng, em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp tâm hồn của Bác?

Trả lời:

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền.

– Câu đầu không gian hẹp hơn. Nó gợi một nơi yên tĩnh giữa núi rừng. Trăng lồng vào trong lá cành của cây cổ thụ khiến cho vòm lá nơi tối nơi sáng, lóng lánh đan xen trăng và lá. Bóng trăng qua tầng cao của cổ thụ, tiếp tục lồng với hoa ở dưới thấp. Trăng đã hòa nhập, đã trở nên linh hồn cho tạo vật, nó lung linh kì ảo và kết hợp hoa lá xôn xao sự sông.

– Câu sau phảng phất thơ Đường. Câu thơ Trương Kế “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” gợi cảm giác rất buồn, rất lẻ loi thì câu thơ của Bác chủ động hơn. “Bác và các đồng chí của mình sau khi bàn việc quân giữa chốn thần tiên nơi khói sóng quây tụ trên sông đã “quy lai” (quay về). Con thuyền chở người đã trở thành con thuyền chở trăng.

Câu thơ nói về tâm hồn lạc quan phơi phới. Sau khi việc nước đã bàn, Bác tự cho phép hồn mình đắm đuối với trăng rằm tháng giêng trên sông nước.

5. Em cảm nhận được gì về tình cảm quê hương đất nước của tác giả qua việc hồi tưởng hình ảnh mùa xuân trên đất Bắc trong bài Mùa xuân của tôi?

Trả lời:

Cảm nhận về tình yêu quê hương trong bài Mùa Xuân của tôi qua cách hồi tưởng hình ảnh mùa xuân:

– Hình ảnh mùa xuân được tái hiện trong dòng hồi tưởng cũng là cách để tác giả thể hiện nỗi nhớ mong da diết, một tình yêu quê hương tha thiết của mình

– Từng cảnh vật, từng chi tiết cảnh xuân hiện lên như một bức họa sống động khiến ta hiểu rằng tác giả là một người am tường và thấu hiểu thiên nhiên đến nhường nào.

6. Chọn chép lại hai câu tục ngữ mà em đã học hoặc sưu tầm được. Nêu lên ý nghĩa, giá trị của kinh nghiệm mà những câu tục ngữ ấy thể hiện. Có thể chọn hai câu có nội dung liên quan với nhau để cùng phân tích.

Trả lời:

– Chị ngã em nâng.

– Không thầy đố mày làm nên.

Cả hai đều diễn đạt thật giản dị. Nó như cách nói hằng ngày (khẩu ngữ)

– Thử đảo lại câu đầu:

+ Em ngã chị nâng thì nó quá hiển nhiên. Xưa nay trách nhiệm của các thành viên trong gia đình Việt Nam thường được nhìn nhận theo kiểu “nước mắt chảy xuôi”. Người chị dĩ nhiên phải nâng phải đỡ em khi em ngã.

+ Câu tục ngữ muốn nói sâu hơn quan hệ chị em trong một mái nhà. Em quan tâm tới chị. Dĩ nhiên ngã ở đây là muốn nói tới sự thất bại, những lỗi lầm, thậm chí sự sa ngã. Chính lúc ấy “em” gái là người hiểu chị nhất, phải săn sóc bằng tinh thần nhiều nhất cho chị. Từ “nâng” biểu hiện sự yêu thương đùm bọc đó. Tuy nhiên câu này có ý nghĩa rộng hơn. Giúp đỡ những người bất hạnh.

– Câu sau đã nói điều hiển nhiên. Trong nghĩa khẳng định thì: “Nhờ có thầy mà con người ta mời có sự nghiệp”. Nếu hiểu thầy theo nghĩa rộng hơn (thầy dạy nghề, thầy dạy văn hóa chẳng hạn) thì câu trên luôn đúng.

Cái sâu xa của câu tục ngữ này là lời nghiêm khắc cảnh cáo một cô cậu học trò nào đó “Áo mặc chưa qua khỏi đầu” mà đà hiểu hiện những sự khinh nhờn, thiếu tôn trọng thầy. Đây là sự cảnh báo về nhân cách học sinh của bậc làm cha chú. Như vậy, muốn là học trò thì trước hết phải có nhân cách, phải biết yêu kính thầy. Từ đây mà ngầm nói với ta rằng: Làm thầy trước hết là phải có nhân cách. Học trò trước hết nhìn vào nhân cách của thầy. Sau đó, chúng mới nhìn vào kiến thức của thầy.

7. Nêu lên luận điểm trong các văn bản nghị luận ở Bài 20, 21, 23.

Trả lời:

a. Bài 20 (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ):

– Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

– Tinh thần yêu nước qua lịch sử và trong hiện tại.

– Nhiệm vụ phát huy tinh thần ấy.

b. Bài 21 (Sự giàu đẹp của tiếng Việt):

Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, đầy sức sống.

c. Bài 23 (Đức tính giản dị của Bác Hồ):

– Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động cách mạng với cuộc sống thanh bạch của Bác.

– Sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, làm việc.

8. Dùng một vài dẫn chứng trong các tác phẩm đã học ở Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7 để chứng minh ý kiến sau đây của Hoài Thanh: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.

Trả lời:

Chứng minh ý kiến của Hòa Thanh: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có:

– Văn chương cho ta tình cảm đối với những thứ ta chưa từng biết tới, ví như tình yêu thiên nhiên với Côn Sơn khi đọc Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi, hay lòng cảm thương đối với số phận người phụ nữ trong xã hội xưa khi đọc những câu ca dao,…

– Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có đó là tình yêu thương cha mẹ, tình yêu quê hương đất nước, yêu con người.

9. Thế nào là nghệ thuật tương phản? Nêu cách thể hiện thủ pháp nghệ thuật ấy trong truyện Sống chết mặc bay và tác dụng của nó.

Trả lời:

Nghệ thuật tương phản là đưa ra các chi tiết , sự việc, hành động mang tính đối lập, tương phản nhằm mục đích làm nổi bật vấn đề, tư tưởng của văn bản.

Nghệ thuật tương phản trong Sống chết mặc bay: Tác giả tạo lập hai khung cảnh đối lập: đê vỡ, nước dâng nhân dân khốn khổ với lũ và cảnh đình cao ấm áp nơi các quan đang vui chơi và hưởng lạc

10. Giải thích ý nghĩa sự im lặng của nhân vật Phan Bội Châu trong truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.

Trả lời:

– Sự im lặng của Phan Bội Châu là thái độ khinh bỉ của ông dành cho Va-ren – một kẻ xảo trá, lố bịch,… Đồng thời bộc lộ nét tính cách kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng xả thân vì nghĩa lớn, tiêu biểu cho khí phách dân tộc

11. Qua trích đoạn Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, em hiểu thế nào về thành ngữ “Oan Thị Kính”?

Trả lời:

Oan Thị Kính là thành ngữ nhân gian gợi những nỗi oan trái ở cuộc đời Thị Kính trong cả vở chèo Quan Âm Thị Kính. Đó là nỗi oan xâu chuỗi nhiều nỗi oan cho nên mỗi lúc một đau khổ, bi thảm, mỗi lúc một bế tắc cùng quẫn.

– Thị Kính có hai nỗi oan lớn: Án giết chồng và án hoang thai. Có lẽ Thị Kính là nơi tập trung cho những oan khổ tột cùng của người phụ nữ trong chế độ phong kiến. Vì thế, Oan Thị Kính là muốn nói những nỗi oan ghê gớm mà người lương thiện mắc phải.

Soạn văn Kiểm tra phần văn ngắn gọn

Câu 1 (trang 137 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)

Câu ca dao:

Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Tình cảm chính được diễn tả qua câu ca dao than thân này chính là sự buồn tủi xót xa cho số phận bất công của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, họ không có quyền chọn lựa hạnh phúc mà luôn bị những sóng gió cuộc đời vùi dập. Qua đó, còn là sự đồng cảm xót xa cho “thân em”, trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp của họ

* Nghệ thuật sử dụng:

So sánh “thân em” với ” Tấm lụa đào”. Người con gái có vẻ đẹp mềm mại yêu kiều như tấm lụa đào đẹp đẽ

=> Ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

Từ láy “phất phơ”: gợi tả sự lay lắt trước gió, vô định và có thể bị thổi bay bất cứ lúc nào.

Câu hỏi tu từ: “Biết vào tay ai?”

Thể hiện nỗi băn khoăn sâu sắc về số phận của mình trước cuộc đời oan trái nghiệt ngã với những bất công, lạc hậu cổ hủ.

Câu 2 (trang 137 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)

-Giá trị nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ và đồng cảm xót thương với thân phận phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

– Giá trị nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh ““ bánh trôi nước“ là hình ảnh độc đáo, ẩn dụ cho người phụ nữ.

Câu 3 (trang 137 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)

Chọn hai câu thơ trong bài Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) của Lý Bạch:

Phiên âm:

“Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương”

Dịch thơ:

“Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương”

– Phép đối với hai tư thế “ngẩng đầu” – “cúi đầu” tỏ ra hai tâm trạng “nhìn và nhớ”.

– “Trăng” và “nhà thơ”, hai người bạn tâm giao. Trên kia trăng lẻ loi giữa trùng mây, dưới đất người đơn độc chốn xa lạ, xa quê hương.

– Hai câu thơ thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên và nỗi nhớ nhà của tác giả.

Câu 4 (trang 137 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)

Hai câu thơ trong Cảnh Khuya và Rằm tháng giêng – Hồ Chí Minh:

“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Và:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên”

Nghệ thuật miêu tả:

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt được Bác sử dụng tài tình

Điệp từ, nhân hoá, các hình ảnh gợi tả gợi cảm

=> Cảnh đêm trăng hiện lên thật đẹp và thơ mộng

Tâm hồn Bác qua cảnh trăng được miêu tả:

Bác không chỉ là một chiến sĩ cách mạng mà còn là một nhà thơ có tâm hồn thơ mộng, Qua cách Bác cảm thụ vẻ đẹp của ánh trăng ta thấy được tình yêu thiên nhiên và tình yêu quê hương đất nước của Bác.

Câu 5 (trang 137 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)

Qua việc hồi tưởng lại cảnh mùa xuân trên đất Bắc. Vũ Bằng đã bộc lộ một tình cảm gắn bó nhớ nhung da diết với gia đình, với quê hương. Đó là nỗi nhớ những cảnh sắc thiên nhiên, phố xá cuộc sống những ngày xuân ở Hà Nội. Những cảnh vật, lễ nghi ấy mang vẻ đẹp rất riêng, rất tinh tế. Nó là bản sắc văn hóa dân tộc từ vùng đất của người Tràng An Hà Nội nhưng đồng thời cũng là của chung đất nước quê hương ở mọi miền khác. Phải yêu thương quê hương bản sắc văn hóa dân tộc sâu xa mới có những cảm xúc nhạy bén về mùa xuân như vậy.

Câu 6 (trang 137 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)

Có thể chọn hai câu:

– Chị ngã em nâng.

– Không thầy đố mày làm nên.

Cả hai đều diễn đạt thật giản dị. Nó như cách nói hằng ngày (khẩu ngữ)

– Thử đảo lại câu đầu:

+ Em ngã chị nâng thì nó quá hiển nhiên. Xưa nay trách nhiệm của các thành viên trong gia đình Việt Nam thường được nhìn nhận theo kiểu “nước mắt chảy xuôi”. Người chị dĩ nhiên phải nâng phải đỡ em khi em ngã.

+ Câu tục ngữ muốn nói sâu hơn quan hệ chị em trong một mái nhà. Em quan tâm tới chị. Dĩ nhiên ngã ở đây là muốn nói lời sự thất bại, những lỗi lầm, thậm chí sự sa ngã. Chính lúc ấy “em” gái là người hiểu chị nhất, phải săn sóc hằng tinh thần nhiều nhất cho chị. Từ “nâng ” biểu hiện sự yêu thương đùm bọc đó. Tuy nhiên câu này có ý nghĩa rộng hơn. Giúp đỡ những người bất hạnh.

– Câu sau đã nói điều hiển nhiên. Trong nghĩa khẳng định thì: “Nhờ có thầy mà con người ta mời có sự nghiệp”. Nếu hiểu thầy theo nghĩa rộng hơn (thầy dạy nghề, thầy dạy văn hóa chẳng hạn) thì câu trên luôn đúng.

Cái sâu xa của câu lục ngữ này là lời nghiêm khắc cảnh cáo một cô cậu học trò nào đó “Áo mặc chưa qua khỏi đầu” mà đà hiểu hiện những sự khinh nhờn, thiếu tôn trọng thầy. Đây là sự cảnh báo về nhân cách học sinh của bậc làm cha chú. Như vậy, muôn là học trò thì trước hết phải có nhân cách, phải biết yêu kính thầy. Từ đây mà ngầm nói với ta rằng: Làm thầy trước hết là phải có nhân cách. Học trò trước hốt nhìn vào nhân cách của thầy. Sau đó, chúng mới nhìn vào kiến thức của thầy.

Câu 7 (trang 137 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)

Luận điểm chính trong văn bản nghị luận

– Bài 20:Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

+ Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

+ Tinh thần yêu nước được thể hiện qua thời gian từ trong lịch sử quá khứ đến hiện tại

+ Nhiệm vụ phát huy tinh thần ấy.

– Bài 21: Sự giàu đẹp của tiếng Việt

+ Tiếng Việt là một thứ tiếng hay và đẹp

+ Tiếng Việt phong phú và phát triển qua lịch sử

– Bài 23: Đức tính giản dị của Bác Hồ

+ Bác Hồ giản dị trong sinh hoạt, lối sống và làm việc

+ Sự giản dị của Bác thống nhất trong đời sống hoạt động cách mạng lớn lao

Câu 8 (trang 137 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)

“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”

– Mẹ tôi (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi): đọc văn bản này, ta như thấu hiểu hơn tình mẫu tử thiêng liêng, ta cảm xúc hơn với những hi sinh to lớn mà người mẹ dành cho con. Từ đó càng biết trân trọng, yêu quý mẹ.

– Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài): cho ta nhìn thấy một thế giới loài vật sống động, trải nghiệm với anh chành Dế Mèn kiêu căng, cho ta biết xót thương kẻ yếu, biết khinh bỏ tính cách khoe khoang, xốc nổi.

Câu 9 (trang 137 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)

– Tương phản là việc sử dụng các từ ngữ có màu sắc trái ngược nhau, nằm trong mối quan hệ đối chọi nhau, có khả năng liên tưởng đến những hình tượng nhân vật, sự vật hiện tượng phức lạp (có những nét mâu thuẫn mà thống nhất).

– Hai mặt tương phản trong truyện:

Dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ >< Bọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc bỏ mặc dân chúng

a. Cảnh người dân hộ đê: căng thẳng, nhốn nháo

+ Người dân bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử

+ Mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên

⇒ Thảm cảnh người dân chống cơn nước lũ buồn thảm, khổ cực

b. Cảnh bọn quan lại: nhàn hạ, an toàn

+ Quan lại ngồi nơi cao ráo, vững chãi, quây đánh tổ tôm

+ Cảnh trong đình nhàn nhã, đường bệ, nguy nga

⇒ Quan lại tắc trách, tham lam

c. Hình ảnh viên quan hộ đê: bỏ mặc dân, ngồi chơi nhàn nhã

+ Đồ dùng sinh hoạt cho quan hộ đê thể hiện cuộc sống xa hoa: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà

+ Quan ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu người hạ túc trực, được ăn cao lương mĩ vị

+ Quan đỏ mặt, tía tai đòi cách chức, đuổi cổ người dân báo đê vỡ

→ Sự đê tiện, tham lam của tên quan vô lại

– Tác giả dựng lên cảnh tương phản nhằm:

+ Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại

+ Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ

+ Cảnh người dân thống khổ, cảnh quan sung sướng vì thắng ván bài

Câu 10 (trang 137 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)

Ý nghĩa sự im lặng của Phan Bội Châu trong truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu: đó là một biểu hiện của sự khinh bỉ, coi thường bậc cao. Đó cũng là thể hiện bản lĩnh kiên cường của nhà cách mạng.

Câu 11 (trang 137 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)

– Thành ngữ Oan Thị Kính: dùng để nói về những nỗi oan ức cùng cực, không có cách nào giải oan được.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!