Lớp 7

Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn – Cánh diều 7

Bài Soạn văn 7: Kể lại một truyện ngụ ngôn, thuộc sách Cánh diều, tập 2 sẽ được chúng tôi giới thiệu.

Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn
Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn

Mong rằng với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 7 sẽ chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn. Mời tham khảo nội dung chi tiết bên dưới.

Bạn đang xem: Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn – Cánh diều 7

Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn

1. Định hướng

a. Kể lại một truyện ngụ ngôn là hình thức dùng lời của em để kể cho người khác nghe về một câu chuyện đã học hay đã đọc. Truyện ngụ ngôn được kể lại có thể là truyện Việt Nam hoặc nước ngoài

b. Để kể lại một truyện ngụ ngôn mà em yêu thích:

– Lựa chọn truyện ngụ ngôn mà em yêu thích

– Bám sát cốt truyện nhưng kể lại bằng lời của người kể, kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc và thái độ của mình sinh động hơn

– Lập dàn ý cho bài kể

– Khi kể, phải dùng từ ngữ chính xác, trình bày nội dung rõ ràng, mạch lạc; biết sử dụng điệu bộ, cử chỉ để hỗ trợ, nhằm giúp cho người nghe tiếp nhận đạt hiệu quả cao nhất; sử dụng những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước.

2. Thực hành

Bài tập: Kể lại truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.

a. Chuẩn bị

  • Xem lại nội dung truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.
  • Chuẩn bị các phương tiện: máy chiếu, video, hình ảnh…

b. Tìm ý và lập dàn ý

  • Mở đầu: Giới thiệu khái quát về truyện ngụ ngôn.
  • Nội dung chính: Lựa chọn và sắp xếp các ý tìm được.
  • Kết thúc: Nhận xét, đánh giá chung về nhân vật con ếch trong câu chuyện.

c. Nói và nghe

  • Người nói: Dựa vào dàn ý kể lại truyện ngụ ngôn, chú ý điều chỉnh giọng điệu, cử chỉ…
  • Người nghe: Lắng nghe, tóm tắt được phần trình bày của người nói…

d. Chỉnh sửa

  • Người nói: Xem lại nội dung và cách kể.
  • Người nghe: Rút kinh nghiệm về việc nắm bắt nội dung và cách nghe.

* Bài nói:

Họ hàng nhà ếch chúng tôi đến bây giờ vẫn còn nhớ mãi câu chuyện đáng xấu hổ về tổ tiên của mình. Theo lời kể của bố mẹ tôi, ngày xưa có một lão ếch sống trong một cái giếng sâu. Cái giếng nhỏ bé nên chỉ đủ chỗ cho những con vật nhỏ bé sinh sống.

Xung quanh giếng chỉ có vài anh nhái, chị cua và cậu ốc. Hàng ngày, khi lão cất tiếng kêu của mình lên là lại tạo ra âm thanh vang vọng khắp giếng. Những người bạn xung quanh lão nghe tiếng kêu mà cảm thấy vô cùng hoảng sợ. Những lúc như vậy, lão cảm thấy thích chí lắm. Lão tự cho mình là mạnh mẽ nhất trong đáy giếng này. Lão còn bắt mọi người xung quanh gọi mình là chúa tể. Và mỗi khi ngước nhìn lên cao, lão lại thấy bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung.

Một năm nọ, trời mưa tầm tã suốt máy ngày liền. Nước mưa chảy xuống giếng, rồi dần dần nước trong giếng dềnh lên. Lão ếch theo dòng nước thoát ra khỏi đáy giếng nhỏ bé. Cảnh vật bên ngoài thật khác lạ. Lão quen thói cũ, cứ bước đi huênh hoang trên đường. Nhìn lên bầu trời, lão cảm thấy ngạc nhiên vô cùng. Khi ở dưới miệng giếng, bầu trời chỉ bé bằng một chiếc vung. Nhưng lúc này, bầu trời rộng lớn biết bao nhiêu. Vì quá mải ngắm nhìn bầu trời mà lão bị một bác trâu đi ngang qua. Nhìn thấy lão, bác bảo:

– Kìa, cậu ếch kia. Tránh đường cho ta đi!

Lão ếch nghe xong, liếc nhìn bác trâu, chẳng có chút sợ hãi mà cứ nghênh ngang bước tiếp. Thế rồi, lão bị bác giẫm chết lúc nào không hay. Qua câu chuyện này, tôi nhận ra được bài học không nên chủ quan, kiêu ngạo và coi thường những người xung quanh. Chúng ta phải biết nhìn xa trông rộng dù hoàn cảnh và môi trường sống có giới hạn.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!