Soạn bài Hương Sơn phong cảnh – Chân trời sáng tạo 10
THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Hương Sơn phong cảnh, vô cùng hữu ích trong quá trình chuẩn bị bài.
Mời các bạn học sinh lớp 10 cũng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Bạn đang xem: Soạn bài Hương Sơn phong cảnh – Chân trời sáng tạo 10
Soạn bài Hương Sơn phong cảnh
Trước khi đọc
Hãy giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mà bạn đã có dịp đến thăm hoặc biết qua sách vở.
Gợi ý:
Một số cảnh đẹp của quê hương, đất nước như Vịnh Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng, Phố cổ Hội An…
Đọc văn bản
Câu 1. Lưu ý tìm những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn.
Từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn: “ao ước bấy lâu nay” thể hiện sự háo hức, mong chờ.
Câu 2. Bạn hình dung thế nào về phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ này?
Phong cảnh Hương Sơn hiện lên như một chốn tiên cảnh: hang Phật Tích, động Tuyết Quynh, đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt, hang lồng bóng nguyệt, lối uốn thang mây. Cảnh vật hiện lên thơ mộng, trữ tình và huyền ảo.
Câu 3. Chú ý số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và cách kết thúc bài thơ.
- Số tiếng trong khổ cuối: 7 – 8 – 7 – 8 – 6
- Gieo vần và ngắt nhịp: tự do
- Cách kết thúc bài thơ: sử dụng cụm từ “càng… càng…” nhằm bộc lộ trực tiếp tình cảm.
Sau khi đọc
Câu 1. Xác định bố cục bài thơ.
Gồm 3 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “ Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái ”: Khái quát chung về phong cảnh Hương Sơn.
- Phần 2. Tiếp theo đến “ Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây ”. Vẻ đẹp thiên nhiên ở Hương Sơn.
- Phần 3. Còn lại. Tâm trạng của nhà thơ trước vẻ đẹp của Hương Sơn.
Câu 2. Nêu một số từ ngữ để khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gợi tả qua các đoạn thơ.
Một số từ ngữ: chốn thần tiên, thanh tịnh, kì vĩ, huyền ảo.
Câu 3. Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai? Đó là chủ thể ẩn, chủ thể xuất hiện trực tiếp với một đại từ nhân xưng, hay chủ thể nhập vai vào một nhân vật trong bài thơ?
- Chủ thể trữ tình: Tác giả
- Chủ thể ẩn.
Câu 4. Phân tích diễn biến, tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ.
– Bốn câu thơ đầu: Sự thích thú, hào hứng khi được đến thăm Hương Sơn.
– Mười câu thơ tiếp: Tác giả miêu tả khung cảnh Hương Sơn đầy tinh tế, từ đó bộc lộ niềm tự hào của nhà thơ trước vẻ đẹp của đất nước.
– Năm câu cuối: Bộc lộ lòng yêu nước thầm kín.
Câu 5. Phát biểu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích hiệu quả của cách xây dựng hình ảnh, sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ để thể hiện cảm hứng ấy.
Cảm hứng chủ đạo: Tình yêu thiên nhiên, say mê vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
– Xây dựng hình ảnh:
- Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt
- Trong hang lồng bóng trăng (Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt).
- Đường lên Hương Sơn gập ghềnh, uốn lượn, có mây phủ như thang mây…
– Sử dụng biện pháp tu từ:
- Điệp từ “non non, nước nước, mây mây” cùng câu hỏi tu từ “Đệ nhất động hỏi là đây có phải?”
- Đảo ngữ kết hợp từ láy: “Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,/Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh”.
- Nghệ thuật nhân hóa ”Chim cúng trái, cá nghe kinh.”
- Điệp từ ‘”này” kết hợp với liệt kê “suối Giải Oan, chùa Cửa Võng, hang Phật Tích, động Tuyết Quynh”…
Câu 6. Nhận xét về vai trò của nhịp và vần trong bài thơ?
Vần và nhịp khá tự do, linh hoạt. Từ đó, chủ thể trữ tình có thể bộc lộ tình cảm một cách trực tiếp tình cảm.
Câu 7. Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn về một cảnh đẹp khác trên đất nước ta mà bạn có dịp tìm hiểu qua sách báo hoặc đến thăm.
Gợi ý:
Động Phong Nha – Kẻ Bàng, với khung cảnh rừng núi kỳ vĩ, hang động độc đáo…
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10