Lớp 10

Soạn bài Hịch tướng sĩ – Chân trời sáng tạo 10

Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Điều đó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. Tác phẩm được học trong chương trình môn Ngữ văn lớp 10, thuộc sách Chân trời sáng tạo.

Soạn bài Hịch tướng sĩ
Soạn bài Hịch tướng sĩ

Tài liệu Soạn văn 10: Hịch tướng sĩ, được THPT Nguyễn Đình Chiểu giới thiệu để giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Mời tham khảo bên dưới.

Bạn đang xem: Soạn bài Hịch tướng sĩ – Chân trời sáng tạo 10

Soạn bài Hịch tướng sĩ

Trước khi đọc

Bạn hãy sưu tầm tư liệu, hình ảnh, phim tài liệu, giai thoại,… để chia sẻ với các thành viên trong lớp về chủ đề:

1. Hào khí Đông A của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

2. Tài và đức của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Gợi ý:

1. Hào khí Đông A: Hào khí của nhà Trần (chữ A và chữ Đông trong chữ Hán ghép lại thành chữ Trần) thể hiện khí thế hào hùng, nhiệt huyết của nhà Trần. Hào khí Đông – A đã góp phần sức mạnh đoàn kết cho dân tộc để giành chiến thắng trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

2. Trần Quốc Tuấn:

Trần Quốc Tuấn (1231? – 1300), tước Hưng Đạo Vương.

– Ông là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc thời Trần.

– Năm 1285 và năm 1287, quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang.

– Vào đời vua Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) rồi mất ở đấy.

– Nhân dân tôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều trên đất nước.

– Các tác phẩm của ông: Dụ chư tỳ tướng hịch văn (Hịch tướng sĩ), Binh gia diệu lý yếu lược (Binh thư yếu lược), Vạn Kiếp tông bí truyền thư (Sách bí truyền của tông phái Vạn Kiếp, đã bị thất lạc).

=> Ông là một vị tướng tài ba, anh dũng và hết lòng vì đất nước, nhân dân.

Đọc văn bản

Câu 1. Những nhân vật lịch sử được nêu ở phần 1 có điểm gì chung?

Họ đều là những bậc trung thần nghĩa sĩ, quên mình vì chủ.

Câu 2. Trong phần 2, tác giả đã sử dụng từ ngữ, hình ảnh, câu văn nào để bày tỏ tình cảm của bản thân?

Tác giả đã sử dụng câu văn: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

Câu 3. Giọng điệu ở phần 3 là người trên nói với kẻ dưới hay là lời người đồng cảnh ngộ?

Vừa là người trên nói với kẻ dưới, vừa là người đồng cảnh ngộ.

Sau khi đọc

Câu 1. Tóm tắt các phần của Hịch tướng sĩ và chỉ ra hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản theo mẫu sau (làm vào vở):

TT

Luận điểm

Lí lẽ và bằng chứng

1

Nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ

– Quá khứ: Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Kính Đức, Cao Khanh

– Hiện tại: Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang…

2

Vạch trần tội ác của giặc và lòng căm thù của vị chủ tướng

– Tội ác và sự ngang ngược của giặc: đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng…

– Nỗi lòng chủ tướng: Uất hận, căm tức trước tội ác của kẻ thù

3

Phê phán những sai trái của tướng sĩ dưới quyền

– Nhắc lại ân tình của Trần Quốc Tuấn và binh sĩ.

– Phê phán hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước.

– Khẳng định thái độ đúng đắn là phải cảnh giác, tích cực rèn luyện để sẵn sàng đánh giặc.

4

Lời kêu gọi tướng sĩ ra sức học tập “Binh thư yếu lược”

– Vạch rõ ranh giới giữa hai con đường chính và tà.

– Kêu gọi, khích lệ tinh thần tướng sĩ học tập “Binh thư yếu lược”.

Câu 2. Chỉ ra một số yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản Hịch tướng sĩ (chú ý đến giọng văn bản, hình ảnh so sánh, ẩn dụ, cấu trúc điệp, tương phản,…). Theo bạn, các yếu tố biểu cảm này có tác dụng gì?

– Yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản Hịch tướng sĩ:

  • Giọng văn: Lúc thì là lời của vị chủ soái với tướng sĩ dưới quyền, lúc lại là của người cùng cảnh ngộ.
  • Hình ảnh so sánh: Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!
  • Ẩn dụ: uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ
  • Tương phản: Hình ảnh các bậc trung thần nghĩa sĩ với hình ảnh binh lính Đại Việt ăn chơi, hưởng lạc…

– Tác dụng:

  • Tác động đến tướng sĩ, khơi gợi lòng căm thù và ý thức trách nhiệm của đáng nam nhi với non sông.
  • Tác động đến người đọc: Biết trân trọng công ơn của thế hệ đi trước, sống có trách nhiệm hơn với đất nước.

Câu 3. Hãy chỉ ra mục đích viết của từng phần và mục đích viết của văn bản theo sơ đồ sau (làm vào vở):

– Mục đích viết của phần 1: Thông qua tấm gương của các trung thần thuở trước để nhắc nhở binh sĩ chân lí: những tấm gương trung thần nghĩa sĩ sẽ được lưu danh sử sách, từ đó khơi gợi ý thức trách nhiệm của đáng nam nhi với đất nước.

– Mục đích viết của phần 2: Khơi gợi lòng căm thù giặc của binh sĩ, giúp họ hiểu được tấm lòng của một vị chủ tướng.

– Mục đích viết của phần 3: Nhắc lại ân tình của Trần Quốc Tuấn với binh sĩ để nhắc nhở lòng trung thành và cách sống hợp đạo lí, qua đó phân tích cho binh sĩ những sai lầm của bản thân và cần thay đổi.

– Mục đích viết của phần 4: Kêu gọi binh sĩ chuyên tâm học tập Binh thư yếu lược.

=> Mục đích viết của văn bản: Khơi gợi lòng căm thù giặc, ý chí quyết tâm chống giặc cứu nước của binh sĩ, thuyết phục họ chuyên tâm rèn luyện Binh thư yếu lược.

Câu 4. Cách sắp xếp các luận điểm có tác dụng như thế nào trong việc thực hiện mục đích của văn bản Hịch tướng sĩ?

Câu 5. Qua văn bản, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện quan điểm như thế nào về trách nhiệm của các tướng sĩ với đất nước trong việc chống quân Mông – Nguyên xâm lược?

Câu 6. Theo bạn, hào khí Đông A đã thể hiện như thế nào trong văn bản Hịch tướng sĩ?

Câu 7. Văn bản Hịch tướng sĩ gợi cho bạn suy nghĩ gì về tình yêu nước? Hãy thực hiện một sản phẩm sáng tạo (tranh minh họa, áp phích, clip ngắn,…) để thể hiện suy nghĩ của mình.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!