Lớp 8

Soạn bài Hành động nói

Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 8: Hành động nói, vô cùng hữu ích và cần thiết.

Soạn bài Hành động nói
Soạn bài Hành động nói

Mong rằng tài liệu này có thể giúp ích cho các bạn học sinh lớp 8 trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Bạn đang xem: Soạn bài Hành động nói

Soạn văn Hành động nói

I. Hành động nói là gì?

Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời các câu hỏi.

1. Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích gì? Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy?

2. Lí Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó?

3. Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì?

4. Nếu hiểu hành động là “việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của Lí Thông có phải là một hành động không? Vì sao?

Gợi ý:

1. Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích muốn cướp công lao của Thạch Sanh giết chằn tinh. Câu thể hiện rõ nhất mục đích ấy: “Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi.”

2. Lí Thông có đạt được mục đích của mình. Chi tiết nói lên điều đó: “Chàng vội từ giã mẹ con Lí Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân.”

3. Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện: lời nói.

4. Việc làm của Lí Thông có thể coi là một hành động, vì nó là một việc làm có mục đích.

Tổng kết: Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.

II. Một số kiểu hành động nói thường gặp

1. Trong đoạn trích ở mục I, ngoài câu đã phân tích, mỗi câu còn lại trong lời nói của Lí Thông đều nhằm mục đích nhất định. Những mục đích ấy là gì?

Gợi ý:

  • Con trăn ấy là con trăn nhà vua nuôi đã lâu: thông báo.
  • Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết: đe dọa
  • Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi: gợi ý
  • Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu: hứa hẹn.

2. Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích SGK và cho biết mục đích của mỗi hành động.

  • Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu: hỏi
  • Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài: trình bày.
  • U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư?: hỏi
  • Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!: bộc lộ cảm xúc

3. Liệt kê các kiểu hành động nói mà em đã biết qua phân tích hai đoạn trích ở mục I và mục II.

Gợi ý:

Những kiểu hành động nói: hỏi, trình bày, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc, cầu khiến, đe dọa…

Tổng kết: Người ta dựa theo mục đích của hành động nói mà đặt tên cho nó. Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, dự đoán…), điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức…) hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.

III. Luyện tập

Câu 1. Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích gì? Hãy xác định mục đích của hành động nói thể hiện ở một câu trong bài hịch và vai trò của câu ấy đối với việc thực hiện mục đích chung.

Gợi ý:

– Mục đích khi viết Hịch tướng sĩ: khích lệ lòng yêu nước của các tướng sĩ, kêu gọi họ học theo cuốn Binh thư yếu lược.

– Câu trong bài hịch: Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.

– Mục đích của hành động nói: Kêu gọi, khích lệ tinh thần tướng sĩ học tập “Binh thư yếu lược”.

– Vai trò của câu ấy với mục đích chung: Tác động trực tiếp đến tình cảm, suy nghĩ của tướng sĩ, giúp nhận thức được và noi gương chủ tướng căm thù giặc, quyết tâm đánh giặc cứu nước.

Câu 2. Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong những đoạn trích trong SGK

Gợi ý:

a.

  • Hỏi thăm: Bác trai đã khá rồi chứ?
  • Thông báo: Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
  • Cầu khiến: Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn.
  • Thuyết phục: Chứ cứ nằm đấy… cho hoàn hồn.
  • Đồng ý: Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.
  • Giải thích: Nhưng để cháo nguội… còn gì
  • Khuyên, giục: Thế thì phải giục anh ấy… rồi đấy!

b.

  • Trình bày: Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn.
  • Hứa hẹn, thề nguyền: Chúng tôi nguyện…Tổ quốc!

c.

  • Thông báo: Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!; Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
  • Hỏi, xác nhận: Cụ bán rồi?
  • Hỏi: Thế nó cho bắt à?
  • Bộc lộ cảm xúc: Khốn nạn! Ông giáo ơi!
  • Kể: Nó có biết gì… nó lên.

Câu 3. Đoạn trích trong SGK có ba câu chứa từ hứa. Hãy xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong mỗi câu ấy.

Gợi ý:

– Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau anh nhớ chưa?: hành động điều khiển.

– Anh hứa đi: hành động yêu cầu

– Anh xin hứa: hành động hứa, cam kết.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 8

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!