Lớp 10

Soạn bài Gương báu khuyên răn – Cánh diều 10

Bài thơ Gươm báu khuyên răn được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn. Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Gương báu khuyên răn. 

Soạn bài Gương báu khuyên răn
Soạn bài Gương báu khuyên răn

Dưới đây là nội dung chi tiết của tài liệu mà chúng tôi muốn giới thiệu, mời các bạn học sinh lớp 10 cùng tham khảo.

Bạn đang xem: Soạn bài Gương báu khuyên răn – Cánh diều 10

Soạn bài Gương báu khuyên răn

1. Chuẩn bị

Bài thơ Gương báu khuyên răn là bài số 43 trong số 61 bài thơ của mục “Bảo kính cảnh giới” (thuộc phần “Vô đề” của tập thơ “Quốc âm thi tập”).

2. Đọc hiểu

Câu 1. Chú ý số chữ trong các câu; những từ thuần Việt; động từ; từ chỉ màu sắc; hương vị, âm thanh trong bài thơ.

  • Số chữ trong các câu: câu đầu và cuối có 6 chữ, các câu còn lại có 7 chữ.
  • Những từ thuần Việt: mùi hương, hóng mát, lao xao, chợ cá.
  • Động từ: đùn đùn, giương, phun, tiễn.
  • Từ chỉ màu sắc: lục, đỏ, hồng
  • Từ chỉ hương vị: mùi hương.
  • Từ chỉ âm thanh: dắng dỏi, lao xao

Câu 2. Tiếng đàn Ngu cầm và mong ước của Nguyễn Trãi có mối liên hệ như thế nào?

Tiếng đàn Ngu cầm và mong ước của Nguyễn Trãi có mối liên hệ chặt chẽ thể hiện mong ước ấm no, hạnh phúc.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Tìm hiểu nhan đề và nội dung chính của bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43).

– Nhan đề: Tấm gương quý báu để răn dạy về cuộc sống.

– Nội dung chính: Bài thơ tả cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu nhân dân, đất nước.

Câu 2. Nhận biết vai trò của các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối trong việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ.

Vai trò: Khắc họa bức tranh thiên nhiên có sự hài hòa giữa màu sắc, âm thanh cùng với bức tranh cuộc sống đầy sống động, phong phú.

Câu 3. Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn.

Mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn: Tác giả khắc họa vẻ đẹp khung cảnh thiên nhiên, từ đó gửi gắm tình yêu thiên nhiên, cuộc sống cũng như những mong ước về quê hương, đất nước.

Câu 4. Theo em, bài thơ đã thể hiện tâm trạng và mong ước gì của Nguyễn Trãi? Những thông tin nào về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi giúp em hiểu hơn về điều đó?

– Tâm trạng và mong ước của Nguyễn Trãi: Mong ước nhân dân có cuộc sống đủ đầy, ấm no và hạnh phúc.

– Những thông tin về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi: Một con người yêu nước, thương dân, dù đã cáo quan về ở ẩn nhưng vẫn lo nghĩ cho vận mệnh dân tộc.

Câu 5. Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì? Nêu ý nghĩa của sự khác biệt đó?

  • Các bài thơ thất ngôn bát cú đường luật: Các câu thơ có bảy chữ. Bài thơ Gương báu khuyên răn: Câu 1 và câu 8 có sáu chữ, các câu còn lại có bảy chữ.
  • Việc sử dụng như vậy sẽ tạo nhịp điệu cho bài thơ, tạo nên sự độc đáo cho thơ Nguyễn Trãi.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!