Lớp 10

Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ – Kết nối tri thức 10

THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ, vô cùng hữu ích trong quá trình chuẩn bị bài.

Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ
Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ

Mời các bạn học sinh lớp 10 cũng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Bạn đang xem: Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ – Kết nối tri thức 10

Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật

Chuẩn bị nói và nghe

  • Lựa chọn đề tài: Đề tài của bài nói có thể được khai thác từ đề tài của bài viết.
  • Tìm ý và sắp xếp ý: Xem lại hệ thống luận điểm ở bài viết, lựa chọn những ý quan trọng nhất, thể hiện quan điểm và phát hiện của bàn thân cần được trình bày trong bài viết.
  • Xác định từ ngữ then chốt: Ghi nhớ từ ngữ quan trọng đã được dùng trong bài viết nhằm phân tích một điểm sáng nào đó ở bài thơ.
  • Phương tiện hỗ trợ: Chuẩn bị bài trình chiếu PowerPoint với các thông tin chắt lọc…

Thực hành nói và nghe

Gợi ý:

Phạm Ngũ Lão là một tác giả tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trung đại. Bài thơ “Tỏ lòng” của ông đã để lại nhiều giá trị về nội dung và nghệ thuật.

Trước hết, tác phẩm đã thể hiện được tinh thần của thời đại nhà Trần. Đó là vẻ đẹp của hào khí Đông A, cũng như sức mạnh của con người và quân đội thời Trần. Đến với hai câu thơ đầu tiên, người đọc có thể thấy được một cách rõ nét, chân thực hình ảnh con người, quân đội thời Trần:

“Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”

Câu thơ cho thấy hình ảnh người anh hùng tay cầm ngọn giáo để chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Đồng thời, tác giả còn đặt người anh hùng vào không gian “giang sơn” – rộng lớn của đất nước và thời gian “kỷ thu” – vô tận, kéo dài từ năm này qua năm khác để tô đậm thêm tư thế hiên ngang của người anh hùng. Tiếp đó, hình tượng quân đội nhà Trần với tiềm lực mạnh mẽ cũng được nhà thơ thể hiện rõ ràng. Với hình ảnh “Tam quân” có nghĩa là ba quân đã cho thấy đó là một quân đội tinh nhuệ, cả về số lượng lẫn chất lượng. Không chỉ vậy, Phạm Ngũ Lão còn làm rõ sức mạnh ấy bằng hình ảnh so sánh: “tì hổ” – sức mạnh như loài hổ, “khí thôn ngưu” – khí thế hào hùng ngút trời của quân đội nhà Trần đã làm lu mờ ánh sáng của sao Ngưu. Đó chính là sức mạnh của con người, quân đội nhà Trần.

Nếu hai câu thơ mở đầu, Phạm Ngũ Lão muốn làm nổi bật vẻ đẹp của con người, đội quân nhà Trần. Thì hai câu thơ cuối, tác giả tập trung thể hiện nỗi lòng của chính mình:

“Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”

Theo tư tưởng Nho giáo, “công danh” chính là lập công để lưu danh vào sử sách, để lưu lại tiếng thơm cho đời sau. Đó chính là một món nợ lớn của bất kì đấng nam nhi nào thời xưa. “Công danh” đã trở thành lý tưởng đối với họ dưới trong triều đại phong kiến. Phạm Ngũ Lão là một người văn võ song toàn, nhưng vẫn luôn thấy bản thân còn mắc nợ – món nợ “công danh”. Nhà thơ đã mượn điển tích về nhân vật Vũ Hầu – một bề tôi trung thành nhất nhì trong lịch sử Trung Quốc để nói chí tỏ lòng. Khi nhắc đến điển tích này, Phạm Ngũ Lão tự cảm thấy “thẹn” – hổ thẹn với lòng khi chưa lập được công danh với đời. Qua đó, ta thấy được một nhân cách cao đẹp của nhà thơ, với hoài bão to lớn đáng ngưỡng mộ.

Bài thơ đã sử dụng hình ảnh giàu tính biểu tượng, kết hợp với các biện pháp tu từ góp phần thể hiện được tư tưởng nhân văn cao đẹp của tác giả. Thể thơ thất ngôn Đường luật cũng góp phần thể hiện giá trị của bài thơ.

Với “Tỏ lòng’, Phạm Ngũ Lão đã thể hiện rõ sức mạnh của “hào khí Đông A”. Đồng thời, bài thơ đã thôi thúc trong lòng người đọc một ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!