Soạn bài Giang – Chân trời sáng tạo 10
Trong chương trình Ngữ văn lớp 10, học sinh sẽ được tìm hiểu nội dung của truyện ngắn Giang của Bảo Ninh.
Bởi vậy, THPT Nguyễn Đình Chiểu mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 10: Giang, được đăng tải ngay sau đây.
Bạn đang xem: Soạn bài Giang – Chân trời sáng tạo 10
Soạn bài Giang
Trước khi đọc
Hãy kể tên một số tác phẩm (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết…) viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX và chia sẻ cảm nghĩ của bạn về một trong những tác phẩm ấy.
Gợi ý:
- Thơ: Tây Tiến (1948, Quang Dũng), Đất nước (1955, Nguyễn Đình Thi)…
- Văn xuôi: Những ngôi sao xa xôi (1971, Lê Minh Khuê), Dấu chân người lính (1972, Nguyễn Minh Châu)…
Đọc văn bản
Câu 1. Đây có phải là hoàn cảnh phù hợp để tình cảm thân mật, yêu mến giữa Giang và “tôi” nảy nở?
Hoàn cảnh phù hợp.
Câu 2. Lời nói, thái độ của bố Giang khi gặp Hùng lần này có gì khác so với lần trước?
Gần gũi, tình cảm.
Câu 3. Hai đoạn văn này là lời của ai nói với ai?
Lời của “tôi” nói với chính mình.
Sau khi đọc
Câu 1. Chỉ ra một số câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời kể của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản trên.
“Không để ý đến tôi, cô đặt gánh lên vai. Tôi vội vã nhưng thản nhiên như thật:
– Kìa, Giang. Cho anh mượn cái gầu đã nào.”
“Ông bước tới bên cửa, cầm lấy ghi đông chiếc xe đạp, và nhìn tôi, ông nói:
– Hùng ngồi chơi nhá. Nhưng nhớ giờ giấc đấy”
…
Câu 2. Liệt kê những cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật trong văn bản. Những cuộc gặp gỡ ấy cho thấy cách đối xử của con người với nhau, nhất là với những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh như thế nào?
– Những cuộc gặp gỡ: “tôi” và Giang, “tôi” và bố Giang lần đầu gặp, “tôi” và bố Giang gặp ở chiến trường.
– Những cuộc gặp gỡ ấy cho thấy cách đối xử của con người với nhau, nhất là với những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh: chân thành, tình cảm.
Câu 3. Đặc điểm, tính cách của một nhân vật trong truyện thường được thể hiện qua các hành vi, lời nói của nhân vật ấy trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, gắn với một hay một số điểm nhìn nhất định (của người kể chuyện, của chính nhân vật hoặc của một nhân vật khác,…). Hãy phân tích tính cách của nhân vật Giang theo gợi ý trong bảng dưới đây (làm vào vở):
Hình ảnh của Giang (1) | Qua điểm nhìn (2) | Nét tính cách nổi bật (3) |
Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh. | Nhân vật “tôi” | Ân cần, chu đáo |
Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang. | Nhân vật “tôi” | Dịu dàng, dễ mến. |
Tại chiến trường qua lời của bố Giang. | Nhân vật “bố Giang” | Tình cảm, thường nhắc tới Hùng. |
Câu 4. Nhận xét về cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm.
Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn giúp câu chuyện được kể trở nên chân thực, sinh động hơn.
Câu 5. Xác định chủ đề của tác phẩm và cho biết dựa vào đâu để bạn xác định như vậy.
Chủ đề: Những kí ức trong chiến tranh của người lính.
Câu 6. Theo bạn, tư tưởng của tác phẩm Giang là gì? Hai đoạn văn cuối có vai trò như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm?
- Tư tưởng: Những kỉ niệm đôi khi chỉ thoáng qua nhưng để lại những dấu ấn sâu đậm.
- Hai đoạn cuối là trữ tình ngoại đề, thể hiện suy nghĩ của tác giả.
Câu 7. Xung quanh việc Giang đột nhiên nhận “anh bộ đội” mới gặp lần đầu là bạn học của cô và “phịa” ra cái tên Hùng để giới thiệu anh với bố của mình, sau đó lại dùng xe đạp của bố để đưa anh về đơn vị,… có những ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng Giang xử sự như thế là phù hợp với tình huống, hoàn cảnh cụ thể; một số khác lại phủ nhận điều đó. Hãy cho biết ý kiến của bạn.
Cách xử sự của Giang là phù hợp với hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Qua đó, tính cách nhân vật mới được bộc lộ rõ ràng.
* Bài tập sáng tạo: Giả sử sau ba mươi năm, “anh bộ đội” năm xưa và Giang tình cờ gặp lại nhau, câu chuyện giữa hai người cần được kể thêm một đoạn. Nếu được tác giả úy quyền, bạn sẽ viết tiếp câu chuyện như thế nào? Bạn có thể triển khai ý tưởng bằng nhiều hình thức dưới dạng một tranh vẽ, một bài thơ, một đoạn văn tự sự,…
Gợi ý:
Giang và anh bộ đội đã có gia đình riêng. Anh bộ đội tình cờ trở về quê cũ, gặp lại Giang. Họ vui vẻ trò chuyện, ôn lại kỉ niệm xưa.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10