Lớp 9

Vật lí 9 Bài 26: Ứng dụng của nam châm

Vật lí 9 Bài 26 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về ứng dụng của nam châm. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Vật lí 9 chương II trang 71, 72.

Việc giải bài tập Vật lí 9 bài 26 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Bạn đang xem: Vật lí 9 Bài 26: Ứng dụng của nam châm

Lí thuyết Vật lí 9 Ứng dụng của nam châm

I. Loa điện

– Cấu tạo:

Bộ phận chính của loa điện gồm:

– Cấu tạo:

Bộ phận chính của loa điện gồm:

+ Ống dây L

+ Nam châm chữ E

+ Màng loa M

Màng loa là nơi âm thanh được phát ra để đến với tai người nghe. Tùy từng loại loa khác nhau mà nguyên lý làm rung màng loa là khác nhau.

Ống dây có thể dao động dọc theo khe nhỏ giữa hai từ cực của nam châm.

– Hoạt động:

+ Loa điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua.

+ Trong loa điện, khi dòng điện có cường độ thay đổi được truyền từ micrô qua bộ phận tăng âm đến ống dây thì ống dây dao động. Phát ra âm thanh. Biến dao động điện thành âm thanh

II. Rơle điện tử

– Rơle điện từ:

+ Rơle điện từ là một thiết bị tự động đóng, ngắt mạch điện, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện.

+ Bộ phận chủ yếu của rơle gồm một nam châm điện và một thanh sắt non

– Rơle dòng

+ Rơle dòng là một thiết bị tự động ngắt mạch điện bảo vệ động cơ, thường mắc nối tiếp với động cơ

Giải bài tập Vật lí 9 trang 71, 72

Câu C1

Tại sao khi đóng công thức K để dòng điện chạy trong mạch điện 1 thì động cơ M ở mạch điện 2 làm việc?

Gợi ý đáp án

Khi đóng công tắc K để dòng điện trong mạch 1 thì nam châm điện hút thanh sắt và đóng mạch điện 2, do đó động cơ M ở mạch 2 làm việc.

Câu C2

Nghiên cứu sơ đồ hình 26.4 để nhận biết các bộ phận chính của hệ thống chuông báo động và cho biết:

– Khi đóng cửa, chuông có kêu không, tại sao?

– Tại sao chuông lại kêu khi cửa bị hé mở?

Gợi ý đáp án

Khi đóng cửa, chuông không kêu, vì mạch điện hở.

Khi cửa hé mở, chuông kêu vì cửa mở đã làm hở mạch điện 1, nam châm điện mất hết từ tính, miếng sắt rơi xuống và tự động đóng mạch điện 2

Câu C3

Trong bệnh viện, làm thế nào mà bác sĩ có thể lấy mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân khi không sử dụng panh hoặc kim? Bác sĩ có thể sử dụng nam châm được không? Vì sao?

Gợi ý đáp án

Trong bệnh viện, bác sĩ dùng nam châm để lấy mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân khi không sử dụng panh hoặc kim. Khi đưa nam châm lại gần vị trí có mạt sắt, nam châm sẽ hút mạt sắt ra khỏi mắt.

Câu C4

Hình 26.5 mô tả cấu tạo của một role dòng, là loại role mắc nối tiếp với thiết bị cần bảo vệ. Bình thường, khi dòng điện qua động cơ điện ở mức cho phép thì thanh sắt S bị lò xo L kéo sang phải làm đóng các tiếp điểm 1,2. Động cơ làm việc bình thường. Giải thích vì sao khi dòng điện qua động cơ tăng quá mức cho phép thì mạch điện tự động ngắt và động cơ ngừng làm việc?

Gợi ý đáp án

Khi dòng điện qua động cơ tăng quá mức cho phép, tác dụng từ của nam châm điện mạnh lên, thắng lực đàn hồi của lò xo và hút chặt lấy thanh sắt S làm cho mạch điện tự động ngắt. Mặt khác, khi thanh sắt bị hút mạnh về phía nam châm điện thì nó tự động mở công tắc K. Do vậy, khi lò xo kéo thanh sắt trở lại đóng các tiếp điểm 1,2 thì mạch điện vẫn bị ngắt. Muốn động cơ làm việc trở lại, ta phải đóng công tắc K.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 9

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!