Lớp 7

Soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ – Cánh diều 7

Ghe, xuồng là những phương tiện phổ biến ở Nam Bộ. Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, học sinh sẽ được hướng dẫn tìm hiểu văn bản Ghe xuồng Nam Bộ để hiểu rõ hơn về các loại phương tiện này.

Soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ
Soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ

THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Ghe xuồng Nam Bộ, thuộc sách Cánh diều, tập 2. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay bên dưới.

Bạn đang xem: Soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ – Cánh diều 7

Soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ

1. Chuẩn bị

– Văn bản triển khai thông tin bằng cách chia đối tượng thành nhiều loại nhỏ để giới thiệu.

– Bố cục gồm 4 phần. Nội dung chính của mỗi phần:

  • Phần 1: Sự đa dạng của ghe xuồng
  • Phần 2: Giới thiệu các loại xuồng
  • Phần 3: Giới thiệu các loại ghe
  • Phần 4: Giá trị của các loại ghe, xuồng.

– Đối tượng: Các loại ghe, xuồng ở Nam Bộ.

– Người viết chia đối tượng thành 2 loại. Trong xuồng có: xuồng ba lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng gắn máy; Trong ghe có: Ghe bầu, ghe lồng, ghe chài, ghe cào tôm, ghe ngo, ghe hầu, ghe câu Phú Quốc, ghe cửa Bà Rịa, ghe Cửa Đại Tùng…

– Qua văn bản, em hiểu thêm về sự đa dạng của các loại ghe, xuồng.

– Ghe xuồng ở Nam Bộ rất đa dạng, phong phú với nhiều kiểu loại, tên gọi khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, chức năng sử dụng và phương thức hoạt động, người ta sẽ chia ra làm nhiều loại khác nhau.

– Những phương tiện đi lại mang tính đặc trưng của người dân ở mỗi vùng miền trên đất nước ta:

  • Đồng bằng: xe đạp, xe máy, xe ô tô…
  • Sông nước miền Tây: ghe, xuồng, thuyền, bè…

2. Đọc hiểu

Câu 1. Phần (1) cho biết bài viết sẽ triển khai ý tưởng và thông tin theo cách nào?

Phần (1) cho biết sẽ triển khai ý tưởng và theo tin theo cách cách chia đối tượng thành nhiều loại nhỏ để giới thiệu.

Câu 2. Trong phần (2) có mấy đối tượng được nhắc đến?

Trong phần (2) có một đối tượng được nhắc đến là xuồng.

Câu 3. Phần (3) giới thiệu về loại phương tiện gì?

Phần (3) giới thiệu về ghe.

Câu 4. Ở đoạn này người viết có triển khai thông tin theo cách phân loại không?

Người viết triển khai thông tin theo cách phân loại.

Câu 5. Nội dung chính của phần (4) là gì?

Giá trị của ghe xuồng ở Nam Bộ.

Câu 6. Các tài liệu tham khảo được tác giả sắp xếp theo trình tự nào?

Các tài liệu tham khảo được tác giả sắp xếp theo mức độ tham khảo.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Xác định bố cục của văn bản Ghe xuồng Nam Bộ. Nêu nội dung chính của mỗi phần trong văn bản.

Bố cục của văn bản gồm 4 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “chia thành nhiều loại”: Sự đa dạng của các loại ghe xuồng ở Nam Bộ
  • Phần 2. Tiếp theo đến “trong giới thương hồ”: Tác giả giới thiệu các loại xuồng và đặc điểm của từng loại.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “Bình Đại (Bến Tre) đóng: Tác giả giới thiệu các loại ghe và đặc điểm của từng loại
  • Phần 4. Còn lại: Giá trị của các loại ghe, xuồng đối với kinh tế và văn hóa của người dân Nam Bộ.

Câu 2. Mục đích của văn bản là gì? Các nội dung trình bày trong văn bản Ghe xuồng Nam Bộ đã làm sáng tỏ mục đích ấy như thế nào?

  • Mục đích: Giới thiệu về ghe, xuồng ở Nam Bộ.
  • Các nội dung trình bày trong văn bản Ghe xuồng Nam Bộ đã làm sáng tỏ mục đích: Giới thiệu được một số loại ghe, xuồng phổ biến ở Nam Bộ.

Câu 3. Người viết đã chọn cách nào để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản? Chỉ ra những biểu hiện cụ thể và hiệu quả của cách triển khai ấy.

  • Văn bản triển khai thông tin bằng cách chia đối tượng thành nhiều loại nhỏ để giới thiệu.
  • Người viết đã chia đối tượng thành ghe và xuồng, sau đó giới thiệu về từng loại với các loại ghe, các loại xuồng khác nhau.

Câu 4. Các cước chú (“tam bản”, “chài”) và tài liệu tham khảo trong văn bản có mục đích gì? Em thấy có cần chú thích thêm những từ ngữ, kí hiệu nào khác trong văn bản không?

  • Phần cước chú giúp giải thích rõ ràng, cụ thể hơn cho người đọc về các từ khó trong văn bản. Phần tài liệu tham khảo giúp văn bản trở nên đáng tin cậy hơn.
  • Ý kiến: Không cần.

Câu 5. Qua văn bản, em có nhận xét gì về ghe, xuồng nói riêng và các phương tiện đi lại ở Nam Bộ nói chung?

Nhận xét về ghe, xuồng:

  • Những phương tiện được con người sáng tạo nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, cũng như phù hợp với môi trường sinh sống của con người Nam Bộ.
  • Chứa đựng những nét đặc trưng về văn hóa vùng miền, góp phần vào việc phát triển du lịch.

Câu 6. Tìm hiểu thêm từ nhiều nguồn thông tin khác nhau để nêu một số nét thay đổi về phương tiện đi lại, vận chuyển hiện nay của vùng sông nước Nam Bộ.

Một số nét thay đổi về phương tiện đi lại, vận chuyển hiện nay của vùng sông nước Nam Bộ: ca-nô, tàu… giúp đi lại nhanh hơn.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!