Soạn bài Dưới bóng hoàng lan – Chân trời sáng tạo 10
Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Dưới bóng hoàng lan, nhằm giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài nhanh chóng hơn.
Mời các bạn học sinh lớp 10 cùng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay dưới đây.
Bạn đang xem: Soạn bài Dưới bóng hoàng lan – Chân trời sáng tạo 10
Soạn bài Dưới bóng hoàng lan
Câu 1. Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt… ? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn?
– Điều khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt.. : Sự yên lặng trầm tịch của ngôi nhà cũng như sự quan tâm, chăm sóc của người bà.
– Sự khác biệt:
- Không gian bên trong: yên tĩnh, trầm lặng.
- Không gian bên ngoài: tươi vui, ồn ào.
Câu 2. Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
– Hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại:
- Hình ảnh ngôi nhà: “Tất cả những ngày thuở nhỏ trở lại với chàng. Thanh vắng nhà đã gần hai năm nay, vậy mà chàng có cảm giác như vẫn ở nhà tự bao giờ. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ”.
- Hình ảnh cây hoàng lan: “Cùng một lúc, chàng lẩm bẩm: “Cây hoàng lan!”, mùi hương thơm thoang thoảng đưa vào. Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa.”
- Ý nghĩa: Tạo nên sự đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại, từ đó bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình khi hồi tưởng về quá khứ.
Câu 3. Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
– Những kỉ niệm tuổi thơ:
- Hình ảnh con mèo già nằm tròn mình nằm bên cạnh, mắt lim dim trong sự bình yên và nhàn nhã.
- Hình ảnh người bà luôn sẵn sàng chờ đợi.
- Cây hoàng lan Thanh thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa.
- Những ngày cùng Nga dạo chơi trong vườn.
– Cảm xúc của nhân vật Thanh: Xúc động, thư thái và bình yên.
– Thanh là một con người nhạy cảm, tinh tế và sâu lắng.
Câu 4. Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
– Tình cảm giữa Thanh và Nga: Trong sáng, hồn nhiên mà nhẹ nhàng, sâu lắng.
– Dựa vào một số chi tiết:
- Thanh và Nga là hàng xóm, chơi với nhau từ nhỏ.
- Khi nghe thấy tiếng cười của Nga, Thanh chợt nhớ chạy vùng xuống nhà ngang, gọi vui vẻ: “- Cô Nga…”
- Nga và Thanh đi dạo trong vườn, trò chuyện vui vẻ.
- Khi tiễn Nga về, Thanh cảm thấy có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phải.
- Thanh biết rằng Nga vẫn sẽ đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước.
Câu 5. Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện này?
Câu nói “đi để trở về” được hiểu: Sau những chuyến đi xa, con người lại trở về. Chúng ta cảm nhận được sự bình yên và quen thuộc của quê hương. Gia đình chính là nơi duy nhất luôn chào đón chúng ta trở về sau những chặng hành trình dài.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10