Lớp 7

Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận.

Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận
Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Hy vọng với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 7 sẽ có thể chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ.

Bạn đang xem: Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

I. Tìm hiểu về đề văn nghị luận

1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận

Đọc các đề văn trong SGK và trả lời câu hỏi:

b. Các đề văn trên có thể được xem là một đề bài, đầu đề. Có thể sử dụng các đề văn trên làm đề bài cho bài văn sắp viết được.

c. Căn cứ để xác định là đề văn nghị luận:

  • Các đề văn đều xoay quanh các vấn đề trong đời sống, xã hội.
  • Yêu cầu người viết trình bày suy nghĩ, ý kiến cá nhân.

d. Ý nghĩa của tính chất đề văn với việc làm văn:

  • Đúng chủ đề.
  • Kĩ năng viết mạch lạc, đúng đắn đối với người viết.

2. Tìm hiểu đề văn nghị luận

a. Đề văn “Chớ nên tự phụ”

  • Đề nêu vấn đề: Không nên có tính tự phụ.
  • Đối tượng và phạm vi nghị luận: tính tự phụ của con người trong cuộc sống.
  • Khuynh hướng tư tưởng là phủ định, khuyên can, nhắc nhở.
  • Đòi hỏi ở người viết: đánh giá đúng đắn về tính tự phụ.

b. Để làm tốt một đề văn, cần tìm hiểu về:

  • Xác định đúng vấn đề, đúng trọng tâm cần nghị luận.
  • Xác định đúng tính chất nghị luận.

II. Lập ý cho bài văn nghị luận

1. Xác lập luận điểm

Đề bài “Chớ nên tự phụ” là luận điểm chính nêu lên tư tưởng, thái độ với thói tự phụ:

  • Tự phụ là một thói xấu của con người.
  • Những tác hại của tính tự phụ.
  • Lời khuyên nhủ dành cho con người.

2. Tìm luận cứ

Những điều có hại do tự phụ:

  • Với chính người đó: Tự mình nhận thức sai về bản thân, trở nên kiêu ngạo.
  • Với mọi người: Bị mọi người khinh ghét, các mối quan hệ dễ bị phá vỡ.

3. Xây dựng lập luận

Nên bắt đầu bằng cách nêu định nghĩa tự phụ là gì, biểu hiện, tác hại, liên hệ đời sống và cuối cùng khẳng định luận điểm với lời khuyên.

Tổng kết:

– Đề bài văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một vấn đề bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó. Tính chất của đề như ca ngợi, khuyên nhủ, phân tích, phản bác… đòi hỏi bài làm phải vận dụng các phương pháp phù hợp.

– Yêu cầu của việc tìm hiểu đề là xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất, của bài nghị luận để làm bài khỏi sai lệch.

– Lập ý cho bài nghị luận là xác lập luận điểm, cụ thể hóa luận điểm chính thành các luận điểm phụ, tìm luận cứ và lập luận cho bài văn.

III. Luyện tập

Hãy tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề bài: Sách là người bạn lớn của con người.

Gợi ý:

1. Tìm hiểu đề:

  • Vấn đề nghị luận: Vai trò, ý nghĩa của sách đối với con người.
  • Yêu cầu: phân tích vai trò của sách trong đời sống, nêu ra phương pháp đọc sách đúng đắn…

2. Lập ý:

a. Giải thích câu nói

– “Sách” là một bản in bằng giấy có nội dung rất phong phú. Sách có từ khi loài người có chữ viết. Con người lưu lại vào sách những suy nghĩ tâm tư, tình cảm của mình về những vấn đề trong cuộc sống: khoa học, nghệ thuật, đời sống…

– “Người bạn”: những con người có cùng chung sở thích, lí tưởng, hoàn cảnh, cùng chia sẻ mọi buồn vui giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

=> “Sách là người bạn lớn của con người”: nói đến vai trò của sách, cũng giống như những người bạn có những ảnh hướng đến cuộc sống của mỗi người.

b. Vai trò của sách

– Sách cung cấp cho con người những hiểu biết, những tri thức về mọi lĩnh vực của đời sống, vượt thời gian và vượt không gian.

– Sách cho ta hiểu biết về chính mình. Khi đọc được một quyển sách tốt, chúng ta được bồi đắp thêm về tâm hồn, tình cảm.

– Sách là phương tiện để ta có thể giao tiếp: giao tiếp với tác giả, với độc giả bao thế hệ để từ đó tự rèn luyện mình.

– Sách giúp con người vươn tới những ước mơ, khát vọng; giáo dục tình cảm, đạo đức; giáo dục ý thức thẩm mỹ…

– Nếu thiếu sách, cuộc sống con người sẽ rơi vào tăm tối, không có ánh sáng của tri thức, con người trở nên lạc hậu.

c. Liên hệ bản thân

– Học sinh cần tích cực đọc sách.

– Học sinh cần lựa chọn sách theo mục đích sử dụng, tuy nhiên sách phải có nội dung lành mạnh, tích cực.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!