Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời – Kết nối tri thức 10
THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời, vô cùng hữu ích trong quá trình chuẩn bị bài.
Mời các bạn học sinh lớp 10 cũng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Bạn đang xem: Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời – Kết nối tri thức 10
Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời
Trước khi đọc
Câu 1. Tìm hiểu và chia sẻ với các bạn thông tin về một số đặc điểm văn hóa của người Ê-đê (ví dụ: trang phục, ẩm thực, nhà ở, lễ hội,…)
- Nhà ở: Nhà dài, có kiến trúc độc đáo.
- Trang phục: Màu đen, với hoa văn sặc sỡ.
- Lễ hội: Lễ hội cúng bến nước, Lễ hội ăn cơm mới…
Câu 2. Tìm hiểu ý nghĩa của biểu tượng mặt trời trong một số nền văn hóa.
Mặt trời: Biểu tượng của sự sống, hy vọng…
Trong khi đọc
Câu 1. Dự báo về hành trình tới nhà Nữ Thần Mặt Trời.
Hành trình sẽ trải qua nhiều khó khăn, thử thách: “Rừng này nhiều cọp, đường này nhiều rắn, không ai vào bắt Nữ Thần Mặt Trời được đâu! Đường đi hái cà người ta trồng chông lớn, đường đi hái ớt người ta trồng chông nhỏ, người lớn đi chết đằng người lớn, nhà giàu đi chết đằng nhà giàu, dũng tướng đi chết đằng dũng tướng”
Câu 2. Hình dung cảnh tiếp đón Đăm Săn trong nhà Đăm Par Kvây. Chú ý các chi tiết về đời sống văn hóa và phong tục của người Ê-đê.
- Tôi tớ trải dưới một chiếu trắng, trải trên một chiếu đỏ làm chỗ ngồi
- Đem thuốc sợi cả hòm đồng, thuốc lá cả sọt đại, trầu vỏ cả gùi to
- Đốt một gà mái ấp, giết một gà mái đẻ, giã gạo trắng như hoa ê pang, sáng như ánh mặt trời, nấu cơm mời khách
- Đêm ra một ché tuk da lươn, ché êbah M’nông
- Ai đi lấy nước cứ đi lấy nước, ai đánh chiêng cứ đánh chiêng, ai cắm cần cứ cắm cần. Cắm cần rồi, người ta mời Đăm Săn vào uống.
Câu 3. Đối chiếu từ ngữ miêu tả ngôi nhà Nữ Thần Mặt Trời với phần chú thích văn bản.
Từ ngữ miêu tả ngôi nhà Nữ Thần Mặt Trời với phần chú thích văn bản đồng nhất, cho thấy đây là nơi vắng vẻ, đìu hiu.
Câu 4. Hình dung về cảnh tượng ngôi nhà Nữ Thần Mặt Trời.
- Sấm nổ ầm ầm, mưa đổ ào ào, tiếng vó ngựa ngày đêm nghe rầm rập.
- Cầu thang trông như cái cầu vồng. Cối giã gạo bằng vàng, chày bằng vàng.
Câu 5. Tưởng tượng về hình ảnh Nữ Thần Mặt Trời.
- Nàng mặc một cái váy ánh như sét, loáng như chớp
- Mái tóc vén bên tai
- Nàng từ trong buồng đi ra, cửa buồng liền bừng sáng
- Nàng đi trông như diều bay ó liệng, như nước lững lờ trôi cũng không bằng
- Thân hình như cái nụ tai, cổ như cổ công
Câu 6. Vì sao Nữ Thần Mặt Trời từ chối Đăm Săn?
Nàng lo cho sự sống của vạn vật. Nếu nàng ra đi, mọi vật sẽ không thể sống được nữa.
Câu 7. Lưu ý phản ứng của Đăm Săn khi bị Nữ Thần Mặt Trời từ chối.
- Ban đầu, khi bị Nữ Thần Mặt Trời từ chối, Đăm Săn ban đầu vẫn giữ thái độ kiên quyết, “tôi không về”, “có lấy được nàng tôi mới về”.
- Sau đó, khi Nữ Thần Mặt Trời vẫn không thay đổi quyết định, chàng đành từ bỏ, “tôi đành quay về làng hoang nhà cũ của tôi vậy”.
Câu 8. Tưởng tượng cảnh Đăm Săn trong Rừng Đen?
Đăm Săn chịu trừng phạt vì mạo phạm đến Nữ thần Mặt Trời.
Sau khi đọc
Câu 1. Tóm tắt những sự kiện chính trong đoạn trích. Những sự kiện đó thể hiện phẩm chất gì của người anh hùng Đăm Săn?
– Những sự kiện chính trong đoạn trích:
- Đăm Săn đến nhà Đăm Par Kvây để nói về ý định đi bắt Nữ Thần Mặt Trời.
- Đăm Săn lên đường ra đi, vượt qua biết bao khó khăn để đến nhà của Nữ Thần Mặt Trời.
- Đăm Săn nói chuyện với Nữ Thần Mặt Trời về việc muốn nàng làm người vợ lẽ nhưng bị từ chối.
- Đăm Săn ra về, mặc lời cảnh bảo của Nữ Thần Mặt Trời.
– Phẩm chất của Đăm Săn: Dũng cảm, mạnh mẽ và không ngại khó khăn, gian khổ.
Câu 2. Lời kể, lời miêu tả, lời đối thoại có vai trò gì trong việc khắc họa nhân vật? Hãy làm rõ những đặc trưng của lời văn sử thi trong đoạn trích này.
– Lời kể, lời miêu tả, lời đối thoại có vai trò trong việc khắc họa phẩm chất của nhân vật.
– Đặc trưng của lời văn sử thi:
- Kết hợp giữa văn xuôi và văn vần: “Chàng đi hết rừng rậm đến núi xanh… là đẹp thật!”; “Đăm Săn xuống ngựa, tháo yên,… một ngôi nhà như vậy cả”
- Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ…
- Giọng điệu thành kính, trang trọng.
Câu 3. Người kể chuyện trong đoạn trích này là ai? Hãy tìm hiểu một số thông tin về hình thức kể chuyện sử thi của người Ê-đê.
– Người kể chuyện: Ngôi thứ ba
– Hình thức kể chuyện sử thi của người Ê-đê: Lối kể khan của Tây Nguyên , người kể chuyện là các già làng có uy tín với cộng đồng…
Câu 4. Theo bạn, Nữ Thần Mặt Trời trong sử thi Đăm Săn mang ý nghĩa gì?
Nữ Thần Mặt Trời là con của Thần Đất và Thần Trời. Nàng là biểu tượng cho cái đẹp, sự sống, sức mạnh và uy quyền.
Câu 5. Bạn có suy nghĩ gì về cái chết của Đăm Săn trong Rừng Sáp Đen? Phải chăng đó là kết quả tất yếu của việc theo đuổi một mục tiêu vượt quá giới hạn con người?
- Cái chết của Đăm Săn trong Rừng Sáp Đen để lại nhiều ám ảnh với người đọc.
- Đó là kết quả tất yếu của việc theo đuổi một mục tiêu vượt quá giới hạn con người.
Câu 6. Qua đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời, bạn nhận ra những đặc trưng nào trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng của người Ê-đê xưa?
Một số phong tục, tập quán như: Phong tục đón khách; Uống rượu cần; Tôn thờ trời đất…
Câu 7. Qua hai đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác và Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời, hãy nêu những điểm tương đồng và khác biệt trong quan niệm của người Hy Lạp cổ đại và người Ê-đê về người anh hùng?
– Tương đồng: Người anh hùng có ngoại hình và sức mạnh phi thường; Dũng cảm, kiên cường và bản lĩnh; Chiến công lớn lao, đại diện cho cộng đồng.
Khác biệt:
- Người Hy Lạp cổ: Người anh hùng được đặt vào mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng; Xây dựng khá nhiều yếu tố về ngoại cảnh; Biến cố lớn có ảnh hưởng đến vận mệnh của dân tộc…
- Người Ê-đê: Người anh hùng có hoài bão, khát vọng lớn; Ít xây dựng yếu tố ngoại cảnh; Chiến công xoay quanh: chiến đấu chống quái vật, người anh hùng đi hỏi vợ, sự trả thù của dòng họ…
Kết nối đọc – viết
Phải chăng một tác phẩm sử thi ra đời ở một thời đại quá xa xôi như I-li-át hay Đăm Săn không còn nhiều ý nghĩa đối với con người hiện đại?
Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm của bạn.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10