Lớp 10

Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản – Kết nối tri thức 10

THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Chùm thơ hai-cư Nhật Bản, vô cùng hữu ích trong quá trình chuẩn bị bài.

Soạn bài Chùm thơ Hai-cư Nhật Bản
Soạn bài Chùm thơ Hai-cư Nhật Bản

Tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đâu.

Bạn đang xem: Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản – Kết nối tri thức 10

Tri thức Ngữ văn

Thơ và thơ trữ tình

  • Thơ là hình thức tổ chức ngôn từ đặc biệt, tuân theo một mô hình thi luật hoặc nhịp điệu nhất định.
  • Thơ trữ tình là loại tác phẩm có thơ thường có dung lượng nhỏ, thể hiện trực tiếp cảm xúc của nhân vật trữ tình

Nhân vật trữ tình

Là người trực tiếp bộc lộ những rung động và tình cảm trong bài thơ trước khung cảnh hoặc sự tình nào đó.

Hình ảnh thơ

Là các sự vật, hiện tượng, trạng thái đời sống được tạo ra một cách cụ thể, sống động bằng ngôn từ, khơi gợi cảm giác, cũng như gợi ra những ý nghĩa tinh thần nhất định với người đọc.

Vần thơ, nhịp điệu, nhạc điệu, đối, thi luật, thể thơ

  • Vần thơ: sự cộng hưởng, hòa âm theo một số âm tiết trong hay cuối dòng thơ.
  • Nhịp điệu: Những điểm ngắt hay ngừng theo chu kì của nhất định trên văn bản do tác giả chủ động bố trí.
  • Nhạc điệu: Cách tổ chức các yếu tố âm thanh của ngôn từ để lời văn gợi ra cảm giác về âm nhạc.
  • Đối: Cách tổ chức lời văn thành 2 vế cân xứng, sóng đôi với nhau cả về ý và lời.
  • Thi luật: quy tắc tổ chức ngôn từ như cách gieo vần, ngắt nhịp, hòa thanh…
  • Thể thơ: Sự thống nhất giữa mô hình thi luật và loại hình nội dung của tác phẩm thơ.

Lỗi dùng từ và lỗi về trật tự từ trong câu

  • Tránh các lỗi lặp từ, dùng từ không đúng nghĩa, dùng từ không đúng phong cách…
  • Các từ cần được sắp xếp theo một trật tự có quy định.
  • Tránh các lỗi về sử dụng và trật tự từ trong câu.

Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

Trước khi đọc

Bài thơ ngắn nhất mà bạn từng đọc là bài nào? Điều gì khiến nó được bạn nhớ tới?

Gợi ý:

Bài thơ ngắn nhất từng đọc là: Phò giá về kinh của Trần Quang Khải.

Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy nghìn thu.

Trong khi đọc

Câu 1. Hình dung về màu sắc, không khí của khung cảnh được gợi tả trong bài thơ.

Màu sắc: màu nâu (cành khô), màu đen (con quạ), màu vàng (nắng chiều thu)

Câu 2. Ấn tượng mà hình ảnh “hoa triêu nhan” và “dây gàu” gợi cho bạn là gì?

Những bông hoa triêu nhan màu tím đang quyện vào dây gàu bên giếng.

Câu 3. Khi nhắc đến “con ốc” và “núi Fu-ji”, người ta thường nghĩ đến những đặc điểm nào của chúng?

  • Con ốc: nhỏ bé, chậm chạp
  • Núi Fu-ji: hùng vĩ, tráng lệ

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Hãy nhận diện hình ảnh trung tâm ở từng bài thơ hai-cư trên và cho biết đặc điểm chung của các hình ảnh ấy.

  • Bài 1: con quạ
  • Bài 2: hoa triêu nhan
  • Bài 3: con ốc

=> Các hình ảnh trên đều thuộc về tự nhiên, là những sự vật nhỏ bé và bình thường.

Câu 2. Xác định mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm trong bài thơ của Ba-sô với các yếu tố thời gian và không gian.

Hình ảnh trung tâm – con quả có mối liên hệ với không gian và thời gian: đậu trên cành khô, trong một chiều thu.

Câu 3. Bài thơ của Chi-ô được triển khai xoay quanh phát hiện nào? Theo bạn, vì sao phát hiện này lại dẫn dắt nhân vật trữ tình sang “xin nước nhà bên”?

Bài thơ của Chi-ô được triển khai xoay quanh phát hiện những bông hoa triều nhan quấn quanh sợi dây gầu bên thành giếng. Khi nhìn sự sống, cái đẹp nhà thơ muốn nâng niu, giữ gìn nên đã sang “xin nước nhà bên”

Câu 4. Từ những đặc điểm thường được liên hệ khi hình dung về “con ốc” và núi “Fu-ji”, hãy nhận xét về tương quan giữa hai hình ảnh này.

Hai hình ảnh “con ốc” và “núi Fu-ji” hoàn toàn đối lập nhau. Con ốc nhỏ bé, còn núi Fu-ji thì hùng vĩ.

Câu 5. Khoảnh khắc được thể hiện trong bài thơ của Ba-sô có thể khơi gợi những cảm xúc gì ở người đọc?

Hình ảnh con quạ cô đơn đậu trên cành cây trơ trụi giữa một chiều thu mênh mông đã đưa người đọc vào cảnh giới u huyền và cô tịch, một thế giới hư không.

Câu 6. Từ bài thơ của Chi-ô, hãy bình luận về ý nghĩa triết lí trong cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên mà bài thơ gợi ra.

Triết lí trong cách ứng xử của con người với thiên nhiên: trân trọng, nâng niu và bảo vệ thiên nhiên.

Câu 7. Bạn cảm nhận như thế nào về hành trình “chậm rì” của con ốc trong bài thơ của Ít-sa?

Hành trình “chậm rì” của con ốc trong bài thơ của Ít-sa cũng giống như hành trình chinh phục ước mơ, hoài bão của con người. Mặc dù chúng ta phải đứng trước “một ngọn núi to lớn” – những khó khăn, thử thách nhưng vẫn kiên trì, bền bỉ như con ốc sên thì sẽ sớm ngày lên được đến đỉnh núi – đạt được thành công.

Kết nối đọc – viết

Từ việc đọc ba bài thơ trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai-cư.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!