Lớp 2

Soạn bài Chơi chong chóng (trang 133)

Soạn bài Chơi chong chóng trang 133 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, giúp các em dễ dàng chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, viết, luyện tập và đọc mở rộng, cũng như hiểu hơn được ý nghĩa của bài 32 trong sách Tiếng Việt lớp 2 tập 1.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô cùng các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Soạn bài Chơi chong chóng (trang 133)

Soạn bài phần Đọc – Bài 32: Chơi chong chóng

Khởi động

Em thích chơi trò gì với anh chị em của mình?

Chơi chong chóng

Gợi ý trả lời:

Em thích chơi đá bóng với anh mình.

Trả lời câu hỏi

1. Tìm chi tiết cho thấy An rất thích chơi chong chóng.

2. Vì sao An luôn thắng khi thi chơi chong chóng cùng bé Mai?

3. An nghĩ ra cách gì để bé Mai vui?

4. Qua câu chuyện, em thấy tình cảm anh em của Mai và An như thế nào?

Gợi ý trả lời:

1. Chi tiết cho thấy An rất thích chơi chong chóng:

  • An yêu thích những chiếc chong chóng giấy.
  • Mỗi lần quay nó lại mang bao nhiêu là tiếng cười và sự háo hức.
  • An thích chạy thật nhanh để chong chóng quay tít trong gió.

2. An luôn thắng khi thi chơi chong chóng cùng bé Mai vì An chạy nhanh hơn nên chong chóng quay lâu hơn.

3. An nghĩ ra cách để bé Mai vui đó là cho em giơ chong chóng trước quạt máy còn mình thổi phù phù cho chong chóng quay.

4. Qua câu chuyện, em thấy tình cảm anh em của Mai và An rất khăng khít.

Luyện tập theo văn bản đọc

1. Tìm từ ngữ trong bài đặc tả chiếc chong chóng.

2. Nếu em là Mai, em sẽ nói gì với anh An sau khi chơi?

Gợi ý trả lời:

1. Từ ngữ trong bài đặc tả chiếc chong chóng: cán nhỏ và dài, bốn cánh giấy mỏng xinh như bông hoa.

2. Nếu em là Mai, em sẽ nói với anh An sau khi chơi: Cảm ơn anh vì đã nhường nhịn để em vui.

Soạn bài phần Viết – Bài 32: Chơi chong chóng

Câu 1. (trang 134 Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức)

Nghe – viết: Chơi chong chóng (Từ đầu đến háo hức)

Câu 2. (trang 134 Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức)

Chọn a hoặc b:

a. Chọn iu hay ưu cho ô vuông:

Câu 2

b. Tìm từ ngữ chỉ sự vật có tiếng chứ ăt, ăc, ât hoặc âc.

Câu 2

Gợi ý trả lời:

a. sưu tầm/ phụng phịu/ dịu dàng/ tựu trường

b. lật đật, ruộng bậc thang, mắc áo, cái lắc

Soạn bài phần Luyện tập – Bài 32: Chơi chong chóng

Luyện từ và câu

1. Tìm từ ngữ về tình cảm gia đình.

M: che chở

2. Những câu nào dưới đây nói về tình cảm anh chị em:

  • Chị ngã em nâng
  • Lá lành đùm lá rách
  • Anh em thuận hòa là nhà có phúc
  • Anh em như thể chân tay
    Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

3. Cần đặt dấu phẩy vào vị trí nào trong các đoạn văn sau:

a. Sóc anh sóc em kiếm được rất nhiều hạt dẻ. Hai anh em để dành hạt lớn cho bố mẹ. Hạt vừa hạt nhỏ để hai anh em ăn.

b. Chị tớ rất yêu thương chăm sóc tớ. Chị thường hướng dẫn tớ làm bài tập chơi với tớ cùng tớ làm việc nhà. Tớ yêu chị lắm!

Gợi ý trả lời:

1. Từ ngữ về tình cảm gia đình: che chở, đùm bọc, yêu thương, đầm ấm, hạnh phúc, bình yên,..

2. Những câu nói về tình cảm anh chị em:

  • Chị ngã em nâng
  • Anh em thuận hòa là nhà có phúc
  • Anh em như thể chân tay
    Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

3. Đặt dấu phẩy như sau:

a. Sóc anh, sóc em kiếm được rất nhiều hạt dẻ. Hai anh em để dành hạt lớn cho bố mẹ. Hạt vừa, hạt nhỏ để hai anh em ăn.

b. Chị tớ rất yêu thương, chăm sóc tớ. Chị thường hướng dẫn tớ làm bài tập, chơi với tớ, cùng tớ làm việc nhà. Tớ yêu chị lắm!

Luyện viết đoạn

1. Quan sát tranh, đọc tin nhắn của Sóc và trả lời câu hỏi:

Luyện viết đoạn

  1. Sóc con nhắn tin cho ai?
  2. Sóc nhắn mẹ chuyện gì?
  3. Vì sao Sóc phải nhắn tin?

2. Viết tin nhắn cho người thân:

Ông qua nhà đưa em đi mua sách. Lúc đó, bố mẹ đi vắng. Em hãy viết tin nhắn cho bố mẹ yên tâm.

Gợi ý trả lời:

1. Trả lời câu hỏi như sau:

  1. Sóc con nhắn tin cho mẹ.
  2. Sóc nhắn mẹ rằng cậu được bà đưa qua nhà bà chơi và ăn cơm nhà bà.
  3. Sóc phải nhắn tin vì mẹ không có nhà và cậu muốn thông báo cho mẹ khi mẹ về.

2. Bố mẹ ơi! Chiều nay ông qua đón con đi mua sách. Con đi cùng với ông mua xong con sẽ về, bố mẹ nhé!

Con của bố mẹ, Bảo An.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 2

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!