Lớp 8

Soạn bài Câu cảm thán

Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ giới thiệu đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 8: Câu cảm thán, vô cùng hữu ích.

Soạn bài Câu cảm thán
Soạn bài Câu cảm thán

Tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 8 khi chuẩn bị bài, mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây. 

Bạn đang xem: Soạn bài Câu cảm thán

Soạn bài Câu cảm thán

I. Đặc điểm hình thức và chức năng

Đọc những đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi:

– Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán?

– Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán?

– Câu cảm thán dùng để làm gì? Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán… có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao?

Gợi ý:

– Câu cảm thán:

  • Câu a: Hỡi ơi lão Hạc
  • Câu b: Than ôi!

– Đặc điểm hình thức cho biết đó là câu cảm thán: từ ngữ cảm thán (hỡi ơi, than ôi) và dấu chấm than ở cuối câu.

– Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói/viết.

– Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán… không thể dùng câu cảm thán. Ngôn ngữ được sử dụng khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán đòi hỏi sự chính xác, khoa học nên không được sử dụng câu cảm thán.

Tổng kết:

– Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào… dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, (người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hoặc ngôn ngữ văn chương.

– Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.

II. Luyện tập

Câu 1. Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải đều là câu cảm thán không? Vì sao?

– Không phải tất cả các câu trong những đoạn trích trên đều là câu cảm thán.

– Các câu cảm thán gồm:

  • Câu a: Than ôi!; Lo thay!; Nguy thay!
  • Câu b: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
  • Câu c: Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.

– Các câu còn lại là câu trần thuật.

Câu 2. Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu sau đây. Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao?

– Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện:

a. Lời than thở của người nông dân dưới chế độ cũ.

b. Lời than của người chinh phụ trước cảnh ngộ chiến tranh đã chia cắt hạnh phúc gia đình.

c. Tâm trạng bế tắc của người thi sĩ trước cuộc sống (khi đất nước còn chịu cảnh nô lệ lầm than).

d. Sự ân hận của Dế Mèn sau khi trót gây ra cái chết của Dế Choắt.

– Các câu chỉ bộc lộ cảm xúc. Nhưng không phải là câu cảm thán, vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này (không sử dụng từ ngữ cảm thán, không có dấu chấm than kết thúc câu).

Câu 3. Đặt hai câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc:

a. Trước tình cảm của một người thân dành cho mình: Ôi, con hạnh phúc quá mẹ ạ!

b. Khi nhìn thấy mặt trời mọc: Cảnh bình minh mới đẹp làm sao!

Câu 4. Hãy nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán.

a. Câu nghi vấn:

– Đặc điểm hình thức: Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)… không, (đã)… (chưa) hoặc có từ hay (nối các vế câu có quan hệ lựa chọn). Khi viết, câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

– Chức năng: Chức năng chính là dùng để hỏi. Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc… và không yêu cầu người đối thoại trả lời.

b. Câu cầu khiến

– Đặc điểm hình thức: Có những từ cầu khiến như: hãy, chớ, đừng… đi, thôi, nào… hay ngữ điệu cầu khiến. Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

– Chức năng: Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…

c. Câu cảm thán

– Đặc điểm hình thức: Có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào… Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.

– Chức năng: dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, (người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hoặc ngôn ngữ văn chương.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 8

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!