Lớp 7

Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của nhà thơ Lý Bạch nằm trong chương trình Ngữ Văn lớp 7.

Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu xin giới thiệu đến bạn đọc bài Soạn văn 7: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, vô cùng hữu ích trong quá trình chuẩn bị bài.

Bạn đang xem: Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh – Mẫu 1

Soạn văn Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh chi tiết

I. Tác giả

– Lý Bạch (701 – 762) là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc vào thời nhà Đường. Tự là Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ.

– Quê hương: Cam Túc (huyện Thiên Thủy – tức Lũng Tây ngày xưa).

– Khi cong nhỏ, ông cùng với gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên) nên nhà thờ vẫn thường coi Tứ Xuyên là quê hương của mình.

– Lý Bạch là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa, ông được người đời gọi là “thi tiên” (tiên thơ).

– Thơ ông thường thể hiện một tâm hồn tự do, hào phóng. Hình ảnh trong thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện.

– Đề tài: thường viết nhiều và viết hay về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn.

– Một số tác phẩm tiêu biểu:

  • Tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp: Cổ phong, Quan san nguyệt…
  • Cảm thông cho người chinh phụ: Trường can hành, Khuê tình, Tử dạ thu ca…
  • Tình bạn: Tống hữu nhân, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Văn Vương Xương Linh thiên Long Tiêu…
  • Tình yêu đôi lứa: Oán tình, Xuân tứ…
  • Tình cảm với quê hương: Tĩnh dạ tứ, Ức Đông Sơn…
  • Đặc biệt là thơ về tửu (rượu): Đối tửu, Thương tiến tửu, Bả tửu vấn nguyệt…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Trong thơ Lý Bạch, hình ảnh ánh trăng thường xuất hiện rất nhiều và đa dạng, ý nghĩa vô cùng phong phú.

– Chủ đề của bài thơ: “Vọng nguyệt hoài hương” (Trông trăng nhớ quê), cách thể hiện rất giản dị mà độc đáo.

– Thuở nhỏ, ông thường lên đỉnh núi Nga Mi ở quê ngắm trăng. Từ năm 25 tuổi, ông phải xa quê nên mỗi lần nhìn thấy ánh trăng là nhà thơ lại nhớ tới quê hương.

– Lý Bạch sáng tác bài thơ trên khi ông đang ở rất xa quê hương của mình.

2. Thể thơ

– Bài thơ được viết theo hình thức cổ thể – một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, không chịu ảnh hưởng bởi những quy tắc niêm luật và đối.

– Ngũ ngôn cổ thể (4 câu, mỗi câu 5 chữ).

3. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. 2 câu đầu: Hình ảnh ánh trăng trong đêm thanh tĩnh.
  • Phần 2. 2 câu cuối. Nỗi nhớ quê hương của tác giả.

III. Đọc hiểu văn bản

1. 2 câu đầu: Hình ảnh ánh trăng trong đêm thanh tĩnh

Hình ảnh ánh trăng được miêu tả qua:

– Các từ “minh ”, “quang”, “sương”: Ánh trăng trong đêm rất sáng và mở ảo, chiếu xuống mà nhìn là dưới mặt đất đất đang phủ một làn sương mờ ảo.

– Từ “sàng” (giường): Giúp người đọc nhận biết được vị trí ngắm trăng của nhà thơ. Ánh trăng xuyên qua khe cửa, chiếu xuống đầu giường chứng tỏ trăng đêm rất sáng và trời cũng đã khuya rồi. Nhưng lúc này, nhà thơ vẫn còn thức để ngắm trăng – chứng tỏ tâm trạng thao thức, băn khoăn của nhà thơ.

– Từ “nghi” và từ “sương” cùng xuất hiện bổ xung ý nghĩa cho nhau:

  • “nghi” nghĩa là tưởng như, ngờ như, dường như
  • “sương”: chỉ màn sương đêm trắng mịt mờ, khiến cảnh vật mờ ảo.

=> Ánh trăng chiếu xuống vạn vật trong đêm tối mờ ảo khiến cho nhà thơ không phân biệt được đâu là trăng đâu là màn sương đêm.

– Tâm trạng của nhà thơ:

  • Đầy ngạc nhiên trước vẻ đẹp của ánh trăng.
  • Hình ảnh ánh trăng trong con mắt nhà thơ mờ ảo: gợi ra hình ảnh Lý Bạch vừa uống rượu vừa thưởng trăng.
  • Thể hiện tâm trạng bâng khuâng và nhớ nhung.

=> Hai câu đầu khắc họa hình ảnh đêm trăng đầy thơ mộng.

2. 2 câu cuối. Nỗi nhớ quê hương của tác giả

– Từ “vọng” được hiểu theo hai cách:

  • Nhìn ra xa – hành động ngắm trăng của nhà thơ.
  • Ngóng trông, nhìn về quê hương ở phía xa.

=> Từ vọng đã diễn tả nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.

– Lý Bạch đã xây dựng hai hình ảnh đối lập: “cử đầu” – “đê đầu” (ngẩng đầu – cúi đầu) giúp cho câu thơ trở nên đăng đối nhịp nhàng:

  • Ngẩng đầu: Nhìn về phía ánh trăng đang chiếu sáng khắp mặt đất, cả quê hương của nhà thơ.
  • Cúi đầu: Nhớ về quê cũ, nhà thơ đang tự nhìn vào nội tâm mình – tự đối mặt với nỗi nhớ quê hương da diết.

– Tình cảm của nhân vật trữ tình được bộc lộ trực tiếp qua từ “tư” (nhớ): nỗi nhớ quê hương sâu đậm.

=> Hai câu sau khắc họa tình cảm nhớ thương của nhân vật trữ tình dành cho quê hương.

Tổng kết: 

– Nội dung: Bài thơ đã thể hiện tình yêu quê hương cùng nỗi nhớ da diết của một người sống xa quê trong đêm trăng thanh tĩnh.

– Nghệ thuật: Thể thơ ngũ ngôn cổ thể, hình ảnh giản dị mà tinh tế…

Soạn văn Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Có người cho rằng trong bài Tĩnh dạ tứ, hai câu đầu thuần túy tả cảnh, hai câu cuối là thuần túy tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

* Ý kiến: Không tán thành.

* Lý do:

– Nội dung chính của hai câu đầu là miêu tả ánh trăng trong đêm. Nhưng qua đó, người đọc vẫn thấy được tâm trạng của nhân vật trữ tình:

  • Đầy ngạc nhiên trước vẻ đẹp của ánh trăng.
  • Hình ảnh ánh trăng trong con mắt nhà thơ mờ ảo: gợi ra hình ảnh Lý Bạch vừa uống rượu vừa thưởng trăng.
  • Thể hiện tâm trạng bâng khuâng và nhớ nhung của tác giả.

– Trong hai câu cuối không chỉ bộc lộ tình cảm của nhà thơ mà vẫn miêu tả hình ảnh ánh trăng (ngẩng đầu nhìn trăng sáng).

Câu 2. Tuy không phải là một bài thơ đường luật nhưng “Tĩnh dạ tứ” cũng sử dụng phép đối:

a. So sánh về mặt từ loại: Cùng loại: động từ (ngẩng đầu – cúi đầu) và danh từ (trăng – quê hương), tính từ (sáng – cũ).

b. Tác dụng: Tạo sự đăng đối trong hành động, góp phần diễn tả tâm trạng của nhà thơ.

Câu 3. Dựa vào bốn động từ nghi (ngỡ là), cử (ngẩng), đê (cúi) và tư (nhớ) để chỉ ra sự thống nhất, liền mạch của suy tư, cảm xúc trong bài thơ.

– Bốn động từ cho thấy mạch suy tư, cảm xúc của nhà thơ: Khi bắt gặp ánh trăng, nhà thơ cứ ngỡ đó là màn sương đêm. Rồi ngẩng đầu nhìn lên mới nhận ra đó là trăng chứ không phải sương, để rồi ánh trăng khiến nhà thơ nhớ đến quê hương. Và hành động cuối cùng là cúi xuống giống như là đang kìm nén cảm xúc đang trào dâng trong lòng.

=> Hành động gắn liền với tâm trạng của tác giả, góp dẫn diễn tả nỗi nhớ quê hương sâu sắc.

II. Luyện tập

Có người dịch Tĩnh dạ tứ thành hai câu thơ:

Đêm thu trăng sáng như sương
Lý Bạch ngắm cảnh nhớ thương quê nhà

Dựa vào những điều phân tích ở trên, em hãy nhận xét về hai câu thơ dịch ấy. Nếu có thể, thử dịch thành bốn câu thơ theo nguyên thể hoặc theo thể lục bát.

– Nhận xét: Hai câu thơ trên đã diễn tả được nội dung chính của bài thơ Tĩnh Dạ Tứ của Lý Bạch: Hình ảnh ánh trăng và nỗi nhớ quê hương.

– Gợi ý dịch:

Đầu giường ánh trăng sáng rọi
Cứ ngỡ rằng mặt đất đang phủ sương
Ngẩng đầu lên thấy trăng sáng
Cúi đầu ngậm ngùi nhớ về quê xưa.

Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh – Mẫu 2

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Có người cho rằng trong bài Tĩnh dạ tứ, hai câu đầu thuần túy tả cảnh, hai câu cuối là thuần túy tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

Ý kiến trên là chưa đúng. Nguyên nhân:

– Nội dung chính của hai câu đầu là miêu tả ánh trăng trong đêm. Nhưng qua đó, người đọc vẫn thấy được tâm trạng của nhân vật trữ tình:

  • Đầy ngạc nhiên trước vẻ đẹp của ánh trăng.
  • Hình ảnh ánh trăng trong con mắt nhà thơ mờ ảo: gợi ra hình ảnh Lý Bạch vừa uống rượu vừa thưởng trăng.
  • Thể hiện tâm trạng bâng khuâng và nhớ nhung của tác giả.

– Trong hai câu cuối không chỉ bộc lộ tình cảm của nhà thơ mà vẫn miêu tả hình ảnh ánh trăng (ngẩng đầu nhìn trăng sáng).

Câu 2. Tuy không phải là một bài thơ đường luật nhưng “Tĩnh dạ tứ” cũng sử dụng phép đối:

a. So sánh về mặt từ loại: Cùng loại: động từ (ngẩng đầu – cúi đầu) và danh từ (trăng – quê hương), tính từ (sáng – cũ).

b. Tác dụng: Tạo sự đăng đối trong hành động, góp phần diễn tả tâm trạng của nhà thơ.

Câu 3. Dựa vào bốn động từ nghi (ngỡ là), cử (ngẩng), đê (cúi) và tư (nhớ) để chỉ ra sự thống nhất, liền mạch của suy tư, cảm xúc trong bài thơ.

Bốn động từ nghi (ngỡ là), cử (ngẩng), đê (cúi) và tư (nhớ): cho thấy mạch suy tư, cảm xúc của nhà thơ: Khi bắt gặp ánh trăng, nhà thơ cứ ngỡ đó là màn sương đêm. Rồi ngẩng đầu nhìn lên mới nhận ra đó là trăng chứ không phải sương, để rồi ánh trăng khiến nhà thơ nhớ đến quê hương. Và hành động cuối cùng là cúi xuống giống như là đang kìm nén cảm xúc đang trào dâng trong lòng.

=> Hành động gắn liền với tâm trạng của tác giả, góp dẫn diễn tả nỗi nhớ quê hương sâu sắc.

II. Luyện tập

Có người dịch Tĩnh dạ tứ thành hai câu thơ:

Đêm thu trăng sáng như sương
Lý Bạch ngắm cảnh nhớ thương quê nhà

Dựa vào những điều phân tích ở trên, em hãy nhận xét về hai câu thơ dịch ấy. Nếu có thể, thử dịch thành bốn câu thơ theo nguyên thể hoặc theo thể lục bát.

Hai câu thơ trên đã diễn tả được nội dung chính của bài thơ Tĩnh Dạ Tứ của Lý Bạch: Hình ảnh ánh trăng và nỗi nhớ quê hương.

Cách dịch:

Đầu giường ánh trăng sáng rọi
Cứ ngỡ rằng mặt đất đang phủ sương
Ngẩng đầu lên thấy trăng sáng
Cúi đầu ngậm ngùi nhớ về quê xưa.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!