Lớp 7

Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm

Trong chương trình Ngữ văn lớp 7 các bạn học sinh cần nắm được cách tìm và lập ý cho một bài văn biểu cảm.

Cách lập ý của bài văn biểu cảm
Cách lập ý của bài văn biểu cảm

Bạn đang xem: Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm

THPT Nguyễn Đình Chiểu xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Soạn văn 7: Cách lập ý của bài văn biểu cảm. Xin mời bạn đọc cùng tham khảo.

Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm – Mẫu 1

I. Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm

1. Liên hệ hiện tại với tương lai

Đọc đoạn văn trong SGK và trả lời câu hỏi:

– Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hóa đã khơi gợi cho tác giả nhớ đến sự gắn bó mật thiết của cây trong cuộc sống của nhân dân ta, những phẩm chất đáng quý ở tre mà xi măng, cốt thép không thể có được và tình cảm đối với cây tre Việt Nam.

– Tác giả đã biểu cảm trực tiếp bằng biện pháp: liên tưởng đến tương lai của tre trong đời sống con người: mang đến nhiều lợi ích và kỉ niệm.

2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại

Đọc đoạn văn trong SGK và trả lời câu hỏi:

– Tác giả đã say mê con gà đất:

  • Trong các món đồ chơi, con gà đất là món đồ say mê nhất.
  • Nó đem đến nguồn vui kỳ diệu tái sinh trong tâm hồn.
  • “Những con gà đất lần lượt vỡ dọc theo tuổi thơ mãi để lại trong tôi một nỗi gì sâu thẳm, giống như một linh hồn”. Đó không chỉ là một món đồ chơi mà còn là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ.

– Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc: thích thú và bồi hổi trước những kỉ niệm về một thời tuổi thơ hồn nhiên.

3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước

Đọc đoạn văn trong SGK và trả lời câu hỏi:

a. Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ lòng yêu mến cô giáo: một cách chân thực và sâu sắc hơn, đặc biệt là qua những kí ức được hồi tưởng lại.

b. Việc liên tưởng từ Lũng Cú – cực Bắc của Tổ quốc tới Cà Mau – cực Nam của tổ quốc đã giúp tác giả thể hiện được hình ảnh một đất nước Việt Nam đẹp đẽ từ miền Bắc đến miền Nam, ở đâu cũng có những phong cảnh hữu tình làm say đắm lòng người. Đồng thời qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước của tác giả.

4. Quan sát, suy ngẫm

Đọc đoạn văn trong SGK và trả lời:

Qua đoạn văn, em thấy sự quan sát giúp cho người đọc có thể hiểu rõ hơn về đối tượng biểu cảm. Từ đó, những tình cảm được bộc lộ ra trở nên rõ ràng và chân thực hơn.

Tổng kết:

– Để tạo ý cho bài biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm hoặc vừa quan sát vừa suy ngẫm, vừa thể hiện cảm xúc.

– Nhưng cho dù sử dụng cách nào, thì tình cảm trong bài viết cũng phải là tình cảm trong sáng, chân thật và sự việc được nêu ra phải có trong kinh nghiệm. Được như thế bài văn mới làm cho người đọc tin và đồng cảm.

II. Luyện tập

Lập dàn ý cho các đề văn sau:

a. Cảm xúc về vườn nhà

b. Cảm xúc về con vật nuôi (con bò, con chó, con mèo…)

c. Cảm xúc về người thân

d. Cảm nghĩ về mái trường thân yêu

Gợi ý:

a. Cảm xúc về vườn nhà

* Mở bài: Giới thiệu khái quát về khu vườn nhà (không gian, thời gian của khu vườn)

* Thân bài:

– Miêu tả đôi nét về khu vườn:

  • Diện tích: rộng lớn, nhỏ bé (khoảng bao nhiêu mét vuông)
  • Khu vườn được trồng những gì (cây cối, hoa cỏ…)

– Kể về những kỉ niệm với khu vườn:

  • Em cùng với ông nội tưới cây.
  • Những buổi trưa, em lại ra hái hoa…

– Tác dụng của khu vườn: đem đến một không gian xanh cho căn nhà, cho cây trái thơm ngon, gắn bó với kỉ niệm về ông bà…

* Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của em với khu vườn.

b. Cảm xúc về con vật nuôi

* Mở bài: Giới thiệu về con vật mà em yêu thích (tên, tuổi, hoàn cảnh nào mà em có được con vật ấy…)

* Thân bài

– Miêu tả đôi nét về con vật: hình dáng, màu sắc, những đặc điểm nổi bật (bộ lông, đôi mắt, cái đuôi…)

– Kể lại những kỉ niệm với con vật đó

– Sự gắn bó và chăm sóc của gia đình em với con vật

* Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của em dành cho con vật: yêu thương, giống như những người bạn.

c. Cảm xúc về người thân

* Mở bài: Giới thiệu về người thân và tình cảm của em dành cho họ (ông bà, cha mẹ hay anh chị em… )

* Thân bài

– Giới thiệu về tên, tuổi và mối quan hệ trong gia đình.

– Miêu tả đôi nét về ngoại hình: dáng người, khuôn mặt, mái tóc và màu da..

– Em thích nhất ở họ điều gì (nụ cười, giọng hát…)

– Kể lại một vài kỉ niệm với người thân của em (kỉ niệm buồn, vui và).

– Sau kỉ niệm đó tình cảm của em với người đó trở nên: thêm yêu quý, gắn bó…).

– Những mong muốn của em trong tương lai (có thể cùng anh trai/chị gái đi du lịch, học tập thật tốt khiến cha mẹ vui lòng…)

* Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của em đối với người thân.

d. Cảm nghĩ về mái trường thân yêu

* Mở bài: Giới thiệu về mái trường của em.

* Thân bài:

– Giới thiệu khái quát về mái trường của em:

  • Cấp học: trường mẫu giáo, cấp 1, 2, 3 hay đại học.
  • Địa điểm của ngôi trường, lịch sử hình thành.

– Miêu tả đôi nét về ngôi trường: khung cảnh sân trường, cây cối, các dãy phòng học, các lớp học… (từ ngoài vào trong).

– Nhận xét về ngôi trường: cổ kính hoặc hiện đại…

– Kể về những kỉ niệm của em với ngôi trường: những kỉ niệm về thầy cô và bạn bè, những kỉ niệm về những buổi học, giờ ra chơi hay ngày khai trường, bế giảng…

– Mong muốn của em trong tương lai: Khi trở về ngôi trường sẽ ngày càng phát triển hơn, dạy dỗ được nhiều thế hệ tương lai nên người…

– Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của em đối với ngôi trường: đầy yêu mến và tự hào.

Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm – Mẫu 2

I. Luyện tập

a. Cảm xúc về vườn nhà

(1). Mở bài

  • Giới thiệu khu vườn của nhà em.
  • Tình cảm của bạn thân đối với vườn nhà.

(2). Thân bài

  • Khu vườn có từ lúc nào? Ai xây dựng nên?
  • Miêu tả khu vườn: diện tích, cây cối, sự bày trí cảnh quan của gia đình.
  • Sự lao động chăm bón của bố mẹ và bản thân hoặc các thành viên khác trong gia đình.
  • Kỉ niệm với khu vườn, tình cảm dành cho khu vườn.

(3). Kết bài

Khẳng định lại cảm xúc với khu vườn nhà mình.

b. Cảm xúc về con vật nuôi (con bò, con chó, con mèo…)

(1) Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về con vật mà em yêu thích.

(2) Thân bài

– Đôi nét về ngoại hình: hình dáng, màu sắc, tả các bộ phận…

– Kể lại những kỉ niệm với con vật đó

– Sự gắn bó và chăm sóc của gia đình em với con vật

(3) Kết bài: Tình cảm dành cho con vật nuôi.

c. Cảm xúc về người thân

(1) Mở bài: Giới thiệu về người thân và tình cảm của em dành cho họ (ông bà, cha mẹ hay anh chị em…)

(2) Thân bài

– Giới thiệu về tên, tuổi và mối quan hệ trong gia đình.

– Miêu tả đôi nét về ngoại hình: dáng người, khuôn mặt, mái tóc và màu da..

– Em thích nhất ở họ điều gì (nụ cười, giọng hát…)

– Kể lại một vài kỉ niệm với người thân của em (kỉ niệm buồn, vui và).

– Sau kỉ niệm đó tình cảm của em với người đó trở nên: thêm yêu quý, gắn bó…).

– Những mong muốn của em trong tương lai (có thể cùng anh trai/chị gái đi du lịch, học tập thật tốt khiến cha mẹ vui lòng…)

(3) Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của em đối với người thân.

d. Cảm nghĩ về mái trường thân yêu

(1). Mở bài

– Dẫn dắt để giới thiệu về ngôi trường của mình.

– Khái quát về những suy nghĩ, tình cảm của bản thân dành cho ngôi trường, cùng thầy cô, bè bạn.

(2). Thân bài

– Giới thiệu chung về ngôi trường:

  • Giới thiệu về tên gọi, địa điểm, truyền thống của ngôi trường…
  • Miêu tả, giới thiệu về những cảnh vật, tòa nhà, lớp học… (khi miêu tả, luôn gắn với tình cảm, suy nghĩ, kỉ niệm của bản thân với nơi được miêu tả).

– Giới thiệu về những thầy cô mà em đã từng được học hoặc có ấn tượng sâu sắc. Trong đó, em hãy chọn một người giáo viên mà em yêu quý nhất để kể lại một kỉ niệm với người đó.

– Kể kỉ niệm đáng nhớ của em và các bạn ở trường.

– Nêu những tình cảm, suy nghĩ của em dành cho ngôi trường. Em có mong muốn, kỳ vọng gì dành cho ngôi trường của mình.

(3). Kết bài

– Một lần nữa, khẳng định những tình cảm của em dành cho ngôi trường.

– Sau khi đã tốt nghiệp thì em sẽ trở lại thăm trường, và cố gắng đóng góp cho trường trong khả năng của mình.

II. Bài tập ôn luyện

Lập dàn ý cho đề văn sau: Cảm nghĩ về món quà hồi thơ ấu.

Gợi ý:

(1). Mở bài

Giới thiệu khái quát về món quà nhận được thời thơ ấu (Đó là món quà gì? Do ai tặng? Được tặng nhân dịp nào?…)

(2). Thân bài

  • Miêu tả đôi nét về món quà: Hình dáng bên ngoài, tác dụng trong cuộc sống…
  • Ý nghĩa của món quà: Người tặng quà với tình cảm như thế nào? Mong muốn điều gì qua món quà tặng?
  • Cảm nhận về món quà: Khi nhận quà cảm xúc của em như thế nào? Em có những thay đổi gì sau khi nhận quà?

(3). Kết bài

Cảm nghĩ của em về món quà, cũng như người tặng.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!