Lớp 7

Soạn bài Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học – Chân trời sáng tạo 7

Học sinh thường chuẩn bị bài trước ở nhà để có thể tiếp thu kiến thức của môn Ngữ văn lớp 7 ở trên lớp một cách nhanh chóng hiệu quả.

Soạn bài Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học
Soạn bài Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 1. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Bạn đang xem: Soạn bài Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học – Chân trời sáng tạo 7

Soạn bài Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

Chuẩn bị đọc

Mỗi khi đọc lại phần ghi chép bài học trong các trang vở của mình, em có thấy nội dung ghi chép của em dễ hiểu, dễ nhớ hay không?

Gợi ý: Dễ hiểu, dễ nhớ/Không dễ hiểu, dễ nhớ

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1. Đoạn văn in nghiêng có vai trò thế nào trong văn bản?

Đoạn văn in nghiêng có vai trò: giải thích thuật ngữ quan trọng trong văn bản, gợi mở cho người đọc về nội dung văn bản.

Câu 2. Đã bao giờ em dùng các “mẹo nhỏ” này trong ghi chép chưa?

Một số mẹo nhỏ: Vẽ sơ đồ tư duy, Ghi lại từ khóa quan trọng…

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Những dấu hiệu nào trong văn bản trên giúp em nhận ra đây là văn bản giải thích về một quy tắc hay luật lệ, cách thức trong hoạt động? Mục đích của văn bản này là gì?

– Dấu hiệu:

  • Nhan đề ngắn gọn, cụ thể: Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học.
  • Đề mục rõ ràng, hình minh họa cụ thể cho các mục.
  • Thông tin được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu.

– Mục đích: Cung cấp phương pháp ghi chép hiệu quả.

Câu 2. Xác định thông tin cơ bản của văn bản. Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản trên.

– Thông tin cơ bản: Cách ghi chép thông tin nhanh, hiệu quả.

– Mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản:

  • Đặc điểm: Có nhan đề, đề mục rõ ràng; Nội dung ngắn gọn, dễ hiểu; Hình ảnh minh họa cụ thể, rõ ràng.
  • Mục đích của văn bản: Hướng dẫn học sinh cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học.

Câu 3. Hình minh họa trong mục A (Mục 1. Phân vùng) đã hỗ trợ như thế nào cho phần lời trong việc thể hiện thông tin cơ bản ở mục này?

Hình ảnh minh họa đã giúp học sinh hiểu rõ phân vùng là gì, cách làm như thế nào.

Câu 4. Việc tách riêng mỗi “mẹo nhỏ” trong ghi chép thành một đoạn riêng và đánh dấu bằng gạch đầu dòng trong mục Mẹo nhỏ ghi chép để khi đọc là hiểu ngay có tác dụng gì trong việc thể hiện thông tin chi tiết của văn bản?

Giúp thông tin được truyền tải mạch lạc, khoa học hơn.

Câu 5. Theo em, các từ ngữ, câu văn được in đậm và được đánh dấu bằng các chữ số 1, 2, 3, 4 ở một số dòng trong mục B (Học cách tìm nội dung chính) có tác dụng gì trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản?

Tác dụng: Chỉ ra thông tin chính của đoạn văn bản.

Câu 6. Văn bản mang lại những điều gì có ích cho việc ghi chép trong học tập của em?

Văn bản đã cung cấp phương pháp ghi chép cho học sinh, cách tìm nội dung chính và phân tích, đối chiếu trọng tâm của bài học.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!