Lớp 7

Soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm

Trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 7, học sinh sẽ được hướng dẫn tìm hiểu về văn biểu cảm.

Soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
Soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm

THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Soạn văn 7: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bạn đang xem: Soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm

Soạn Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm – Mẫu 1

I. Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm

1. Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ.

– Các yếu tố tự sự và miêu tả trong “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” là:

  • Khổ 1: 2 câu đầu kể lại sự việc căn nhà bị gió thu phá, 3 câu sau miêu tả căn nhà bị gió thu phá như thế nào. (tự sự và miêu tả)
  • Khổ 2: Kể lại sự việc đám trẻ ăn cắp tranh nhà thơ và bộc lộ tình cảm. (tự sự và biểu cảm)
  • Khổ 3: Miêu tả cảnh đêm mưa và cuộc sống của gia đình nhà thơ. (miêu tả)
  • Khổ 4: Bộc lộ tình cảm của nhà thơ. (biểu cảm)

– Ý nghĩa: Nhằm khắc họa chân thực tình cảm nghèo khổ của nhà thơ, qua đó bộc lộ khát khao, mong muốn có một ngôi nhà vững chắc cho tất cả mọi người trong thiên hạ.

2. Đọc đoạn văn trong SGK và trả lời câu hỏi:

a.

* Các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn và cảm nghĩ của tác giả:

– Tự sự: Kể lại công việc lao động hằng ngày của người bố.

– Miêu tả: Đôi bàn chân của bố (Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cùng xám xịt và lỗ rỗ… lấm tấm); đồ vật bắt cá (cái thúng câu bào lần chà đi xát lại, cái ống câu nhẵn mõm…).

– Biểu cảm: Sự thương xót khi bố phải vất vả lao động đến nỗi bị bệnh (Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh).

* Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm vẫn không thể bộc lộ. Vì không có đối tượng, hoàn cảnh để gửi gắm tình cảm ấy.

b. Tình cảm đã chi phối để tác giả miêu tả hình ảnh bàn chân và kể lại việc người bố lao động vất vả. Tự sự và miêu tả đã khêu gợi cảm xúc của nhà văn.

Tổng kết:

– Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.

– Tự sự và miêu tả ở đây không nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.

II. Luyện tập

Câu 1. Kể lại nội dung bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ bằng bài văn xuôi biểu cảm.

Gợi ý:

Vào tháng tám khi mùa thu đã về, những cơn gió mạnh đã cuộn mất ba lớp tranh nhà Đỗ Phủ. Những mảnh tranh bay khắp sang sông, bay vào rừng xa và quay tận vào mương sa. Lũ trẻ ở thôn nam thấy nhà thơ già yếu liền chạy đến tranh giành nhau những mảnh tranh khiến ông phải chống gậy quay về trong ấm ức. Đến tối, trời đổ mưa, căn nhà đơn sơ của Đỗ Phủ bị dột. Đồ đạc trong nhà đều đã cũ nát chẳng đủ để sưởi ấm cho những người trong gia đình. Trong hoàn cảnh ấy, nhà thơ đã ước ao có được căn nhà rộng khắp muôn ngàn gian để che chở được cho những kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ.

Câu 2. Trên cơ sở văn bản trong SGK , viết lại thành một bài văn biểu cảm.

Gợi ý:

Mỗi lần có ai đi qua reo lên “Ai đổi kẹo không?” là trong tôi lại bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm về tuổi thơ. Tuổi thơ tôi từng có được một món quà vô cùng bé nhỏ nhưng đầy ý nghĩa – những chiếc kẹo mầm.

Trong trí nhớ của tôi vẫn in đậm hình ảnh mẹ tôi ngồi đầu hè, gỡ tóc bằng chiếc lược gỗ màu vàng. Đầu mẹ nghiêng nghiêng, sóng tóc đổ ài về một bên vai. Mẹ vo vo nắm tóc rồi giắt nó lên mái hiên nhà. Ngay cả chị tôi cũng học theo mẹ. Tôi thường hỏi mẹ làm như vậy để làm gì. Mẹ chỉ cười vào bảo tôi rằng: “Để đổi kẹo cho con ăn”.

Nghe vậy, tôi cảm thấy rất tò mò. Rồi mỗi khi trong làng có tiếng giao to của bà cụ: “Ai tóc rối đổi kẹo không?” là mẹ tôi lại thấy mẹ cất tiếng gọi to để bà cụ đứng lại trước cổng. Tôi chạy theo ra theo mẹ ra ngoài cổng thì đã thấy bài cụ đang bê một chiếc thúng. Một bên đựng nào là mảnh chai vỡ đồng nát, tóc rối… Một bên là một cái ang đựng một thứ đồ ăn gì đó trông rất lạ.

Rồi bà lấy kẹo bằng chiếc đũa, quấn cả đầu que, thật khéo, kẹo cứ lồng khồng, trông rất nhiều, nhưng khi cho vào miệng nó lại xẹp lại chỉ còn tí tẹo. Nhưng hai chị em tôi lại ăn một cách thích thú. Điều kì lạ nhất là, bà chỉ đổi kẹo lấy tóc rối chứ không mua, cũng không bán. Khi trở về, tôi hỏi mẹ tên của loại kẹo này. Mẹ trả lời rằng đó là kẹo mầm làm bằng mầm cây mạ, mầm thóc, hoàn toàn không có đường. Nhưng tôi lại cảm thấy nó thật ngọt. Giống như những ký ức tuyệt đẹp về tuổi thơ vậy.

Giờ đây, mẹ đã không còn nữa. Nhưng trong tôi vẫn còn như in những hình ảnh ấy.

Soạn Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm – Mẫu 2

I. Luyện tập

Câu 1. Kể lại nội dung bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ bằng bài văn xuôi biểu cảm.

Gợi ý:

Tháng tám mùa thu về, những cơn gió mạnh đã cuộn mất ba lớp tranh nhà Đỗ Phủ. Mảnh tranh bay khắp sang sông, bay vào rừng xa và quay tận vào mương sa. Lũ trẻ ở thôn Nam thấy tranh giành nhau những mảnh tranh khiến ông phải chống gậy quay về trong ấm ức. Đêm tối, trời đổ mưa, căn nhà đơn sơ của Đỗ Phủ bị dột. Đồ đạc trong nhà đều đã cũ nát chẳng đủ để sưởi ấm cho những người trong gia đình. Nhà thơ đã ước ao có được căn nhà rộng khắp muôn ngàn gian để che chở được cho những kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ.

Câu 2. Trên cơ sở văn bản trong SGK, viết lại thành một bài văn biểu cảm.

Gợi ý:

Mỗi khi nghe thấy tiếng rao “Ai đổi kẹo không?” là trong tôi lại bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm về tuổi thơ. Tuổi thơ tôi từng có được một món quà vô cùng bé nhỏ nhưng đầy ý nghĩa – những chiếc kẹo mầm.

Tôi vẫn nhớ đến hình ảnh mẹ tôi ngồi đầu hè, gỡ tóc bằng chiếc lược gỗ màu vàng. Đầu mẹ nghiêng nghiêng, sóng tóc đổ ài về một bên vai. Mẹ vo vo nắm tóc rồi giắt nó lên mái hiên nhà. Ngay cả chị tôi cũng học theo mẹ. Tôi thường hỏi mẹ làm như vậy để làm gì. Mẹ chỉ cười vào bảo tôi rằng: “Để đổi kẹo cho con ăn”.

Tôi cảm thấy rất tò mò. Rồi mỗi khi trong làng có tiếng giao to của bà cụ: “Ai tóc rối đổi kẹo không?” là mẹ tôi lại thấy mẹ cất tiếng gọi to để bà cụ đứng lại trước cổng. Tôi chạy theo ra theo mẹ ra ngoài cổng thì đã thấy bài cụ đang bê một chiếc thúng. Một bên đựng nào là mảnh chai vỡ đồng nát, tóc rối… Một bên là một cái ang đựng một thứ đồ ăn gì đó trông rất lạ.

Bà lấy kẹo bằng chiếc đũa, quấn cả đầu que, thật khéo, kẹo cứ lồng khồng, trông rất nhiều, nhưng khi cho vào miệng nó lại xẹp lại chỉ còn tí tẹo. Nhưng hai chị em tôi lại ăn một cách thích thú. Điều kì lạ nhất là, bà chỉ đổi kẹo lấy tóc rối chứ không mua, cũng không bán. Khi trở về, tôi hỏi mẹ tên của loại kẹo này. Mẹ trả lời rằng đó là kẹo mầm làm bằng mầm cây mạ, mầm thóc, hoàn toàn không có đường. Nhưng tôi lại cảm thấy nó thật ngọt. Giống như những ký ức tuyệt đẹp về tuổi thơ vậy.

Bây giờ mẹ đã không còn nữa. Nhưng trong tôi vẫn còn như in những hình ảnh ấy.

II. Bài tập ôn luyện

Viết một đoạn văn biểu cảm với đề tài tự chọn có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự.

Gợi ý:

Khi mùa thu về, bầu trời trong xanh và cao vời vợi. Nắng không còn gay gắt như những ngày hè oi bức, mà trở nên chan hòa hơn. Làn gió heo may kéo về khiến cho thời tiết se lạnh. Cô mây thì dạo chơi quanh những ngọn núi phía xa. Ông mặt trời dậy thật sớm để đánh thức mọi người sau một đêm dài. Vài chú chim nhỏ cất tiếng hót đón chào ngày mới. Phía xa ngoài cánh đồng, những bông lúa trĩu nặng đang đung đưa theo làn gió mát từ xa thổi vào. Hương lúa chín thơm mang hơi thở của làng quê khiến ai ngửi thấy cũng đều say mê. Đâu đó trên khắp phố phường, hương hoa sữa nồng nàn. Không khí mùa thu khiến cho con người cảm thấy thật dễ chịu, nhẹ nhàng. Không dừng lại ở đó, mùa thu còn có những kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ tôi. Đó là đêm trăng Trung thu được rước đèn, phá cỗ thật vui vẻ. Đặc biệt nhất, mùa thu cũng là mùa tựu trường. Sau một kì nghỉ hè dài, học trò được gặp lại thầy cô, bạn bè. Cảm xúc hân hoan, háo hức biết bao. Có thể nói, mùa thu là mùa tuyệt vời nhất trong năm.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!