Lớp 7

Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp bài Soạn văn 7: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.

Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Hy vọng với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 7 sẽ có thể chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo dưới đây.

Bạn đang xem: Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận

Đọc bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Xem sơ đồ trong SGK theo hàng ngang, hàng dọc và nhận xét về bố cục và cách lập luận, tức phương pháp xây dựng luận điểm ở trong bài.

Gợi ý:

– Bài văn có 3 phần:

  • Mở bài : Nêu vấn đề.
  • Thân bài : Triển khai luận điểm, luận cứ.
  • Kết bài : Khẳng định lại vấn đề

– Các luận điểm:

  • Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước: Lòng yêu nước trong quá khứ (dẫn chứng); Lòng yêu nước trong hiện tại (dẫn chứng).
  • Bổn phận của chúng ta … làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đem ra thực hành vào công việc yêu nước kháng chiến.

– Cách lập luận: Sử dụng nhiều phương pháp lập luận khác nhau như quan hệ nhân – quả, tổng – phân – hợp, theo suy luận tương đồng.

Tổng kết:

– Bố cục bài văn nghị luận có ba phần:

  • Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát)
  • Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ).
  • Kết bài: Nêu luận điểm nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.

– Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng…

II. Luyện tập

Đọc văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi:

a. Bài văn nêu lên tư tưởng: Học cơ bản mới có thể thành tài.

– Các luận điểm:

  • Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít có ai biết học cho thành tài.
  • Chỉ thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi.

b. Bố cục:

– Mở bài: Dùng lối lập luận đối chiếu so sánh để nêu luận điểm: ít ai biết học cho thành tài.

– Thân bài: Kể lại một câu chuyện để làm rõ luận điểm.

– Kết bài: Lập luận theo nguyên nhân – kết quả: Nhờ chịu khó học tập động tác cơ bản tốt nên mới có tiền đồ. Nhờ những ông thầy lớn nên mới dạy học trò được những điều cơ bản nhất. Chỉ có thầy giỏi mới tạo được trò giỏi.

=> Cách lập luận chung cho toàn bài là lập luận theo quan hệ tổng – phân – hợp.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!