Lớp 10

Soạn bài Bình Ngô đại cáo – Kết nối tri thức 10

THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp bài Soạn văn 10: Bình Ngô đại cáo, sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết về bài học này.

Soạn bài Bình ngô đại cáo
Soạn bài Bình ngô đại cáo

Mong rằng các bạn học sinh lớp 10 sẽ tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi giới thiệu dưới đây để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn.

Bạn đang xem: Soạn bài Bình Ngô đại cáo – Kết nối tri thức 10

Soạn bài Bình ngô đại cáo

Trước khi đọc

Câu 1. Bạn đã từng học, từng đọc những áng văn cổ Việt Nam nào được mệnh danh là “hùng văn”? Hãy chia sẻ thông tin khái quát về một trong số tác phẩm ấy.

– Một số tác phẩm: Nam quốc sơn hà, Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh)…

– Bài thơ Nam quốc sơn hà: Chưa rõ tác giả. Có nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ. Nhưng nổi tiếng nhất là truyền thuyết: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy sang xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng một đêm, quan sĩ ngh từ trong đền thờ hai anh em trương Hống và Trương Hát – hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục được tôn là thần sông Như Nguyệt – có giọng ngâm bài thơ này.

Câu 2. Theo bạn, một tác phẩm được nhìn nhận là bản tuyên ngôn độc lập của một dân tộc thường ra đời trong hoàn cảnh nào và có những đặc điểm gì?

  • Hoàn cảnh: Ra đời khi đất nước vừa giành được độc lập từ tay kẻ thù xâm lược.
  • Đặc điểm: Nội dung khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc…

Đọc văn bản

Câu 1. Chủ quyền quốc gia được thể hiện ở những phương diện cơ bản nào?

Chủ quyền quốc gia được thể hiện ở những phương diện cơ bản: lịch sử – địa lí, văn hóa – chính trị.

Câu 2. Tâm trạng phẫn uất của tác giả trước tội ác của kẻ thù đã được thể hiện như thế nào?

Tâm trạng phẫn uất của tác giả trước tội ác của kẻ thù đã được thể hiện qua câu thơ: “Lẽ nào trời đất dung tha/Ai bảo thần nhân chịu được”.

Câu 3. Chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã có suy nghĩ và hành động gì trước tội ác của giặc Minh?

Căm tức trước tội ác của giặc Minh, đau lòng trước cảnh ngộ của nhân dân ta, nên đã dấy cờ khởi nghĩa chống lại kẻ thù.

Câu 4. Những khó khăn gì của nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu dấy binh được chú ý nhấn mạnh?

Khó khăn về quân trang, lương thực: lương hết mấy tuần, quân không một đội.

Câu 5. Tinh thần đồng cam cộng khổ của tướng sĩ được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Tinh thần của quân và dân: Gắng chí, quyết tâm (Ta gắng chí khắc phục gian nan), đồng lòng, đoàn kết (dựng cần trúc, hòa nước sông)

Câu 6. Ý câu văn “Đem đại nghĩa… thay cường bạo” có mối liên hệ như thế nào với chủ trương “mưu phạt tâm công” và tư tưởng nhân nghĩa?

  • Câu thơ “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn” có mối liên hệ mật thiết với chủ trương “mưu phạt tâm công”, lấy lòng người để thắng sự tàn bạo.
  • Câu thơ “Lấy chí nhân để thay cường bạo” có mối liên hệ với tư tưởng nhân nghĩa, nó là biểu hiện của tư tưởng nhân nghĩa.

Câu 7. Hành động lật lọng, bội ước của kẻ thù sẽ dẫn đến kết cục như thế nào?

Thất bại thảm hại, làm trò cười cho cả thế gian, thiên hạ: “Giữ ý kiến một người, gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác; Tham công danh một lúc, để cười cho tất cả thế gian”.

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Căn cứ vào nội dung bài học và hiểu biết của mình, hãy cho biết: tư cách phát ngôn của Nguyễn Trãi khi viết Bình Ngô đại cáo, sự kiện lịch sử được tái hiện và bàn luận trong tác phẩm, đối tượng tác động và mục đích viết của bài cáo.

Câu 2. Xác định luận đề của văn bản và nêu lí do vì sao bạn xác định như vậy.

Câu 3. Theo bạn, trong đoạn 1 của văn bản, câu văn nào thể hiện rõ nhất mục đích của việc thực thi lí tưởng nhân nghĩa?

Câu 4. Hãy khái quát nội dung của các đoạn từ 2 đến 5 và cho biết chức năng của mỗi đoạn trong mạch lập luận.

Câu 5. Nêu nhận xét chung về nghệ thuật lập luận của tác giả trong toàn tác phẩm.

Câu 6. Hãy chỉ ra những yếu tố tự sự và biểu cảm trong văn bản. Theo bạn, những yếu tố này có thể đem lại hiệu quả gì trong việc thuyết phục người đọc, người nghe?

Câu 7. Bình Ngô đại cáo được đánh giá là một áng hùng văn. Theo bạn, những căn cứ chính của đánh giá đó là gì?

Câu 8. Nêu khái quát ý nghĩa của Bình Ngô đại cáo đặt trong bối cảnh lịch sử – văn hóa cụ thể của nước ta ở đầu thế kỉ XV.

Kết nối đọc – viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về một trong hai vấn đề sau:

– Mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa thể hiện trong đoạn 1 của văn bản.

– Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!