Lớp 6

KHTN Lớp 6 Bài 30: Các dạng năng lượng

Giải bài tập SGK KHTN Lớp 6 Bài 30: Các dạng năng lượng giúp các em học sinh hiểu được năng lượng là gì, phân loại được năng lượng theo các tiêu chí đã học. Đồng thời biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi trong SGK cánh diều 6 trang 153.

Soạn Khoa học tự nhiên 6 Bài 30 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 153 →157. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức để học tốt môn KHTN. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bạn đang xem: KHTN Lớp 6 Bài 30: Các dạng năng lượng

I. Một số dạng năng lượng

❓ Trong nhà em thường sử dụng những dạng năng lượng nào sau đây?

Gợi ý đáp án

Một số năng lượng thường được sử dụng trong nhà:

Năng lượng điện: điện sử dụng trong các thiết bị điện trong nhà (quạt, nồi cơ điện, máy sấy tóc…)

Năng lượng nhiệt: lửa từ việc đốt than, củi, bếp ga giúp đun nước, thức ăn

Năng lượng ánh sáng: ánh sáng của bóng đèn, ánh sáng từ nến, đèn pin, ngọn lửa,…

Năng lượng âm thanh: Tiếng đàn, tiếng hát, tiếng nhạc,…

Thế năng đàn hồi: Mũi tên được gắn vào cung, dây cung đang căng, lò xo đang bị nén

Thế năng hấp dẫn: Qủa mít ở trên cây, nước chảy từ trên cao xuống

❓Hãy sắp xếp các năng lượng sau đây vào nhóm năng lượng gắn với chuyển động hoặc nhóm năng lượng lưu trữ: động năng của vật; năng lượng của thức ăn; năng lượng của gió đang thổi; năng lượng của xăng dầu; năng lượng khi cánh cung bị uốn cong; năng lượng của dòng nước chảy.

Gợi ý đáp án

Nhóm năng lượng gắn với chuyển động: động năng của vật, năng lượng của gió đang thổi, năng lượng khi cánh cung bị uốn cong, năng lượng của dòng nước chảy.

Nhóm năng lượng lưu trữ: năng lượng của thức ăn; năng lượng của xăng dầu

❓ Hãy kể tên một số dạng năng lượng có liên quan đến chuyển động của chiếc thuyền buồm (hình 30.1)

Gợi ý đáp án

Một số dạng năng lượng có liên quan đến chuyển động của chiếc thuyền buồm:

Động năng: thuyền di chuyển nhờ gió, nước biển; lực kéo của người tác dụng vào dây buồm

Năng lượng âm thanh: tiếng buồm phát ra khi gió thổi

II. Năng lượng và khả năng tác dụng lực

❓a. Thế năng hấp dẫn của vật M ở hình nào lớn hơn: hình 30.2a hay hình 30.2c?

b. Lò xo bị nén với lực lớn hơn ở hình nào: hình 30.2b hay hình 30.2d?

Gợi ý đáp án

a. Thế năng hấp dẫn ở vật M trong hình 30.2c lớn hơn vật M trong hình 30.2a

b. Lò xo bị nén với lực lớn hơn ở hình 30.2d

❓ Hãy lấy ví dụ về năng lượng và tác dụng lực

Gợi ý đáp án

Ví dụ về năng lượng và tác dụng lực:

Năng lượng mặt trời: chiếu sáng, sưởi ấm, dùng cho máy nước nóng trong sinh hoạt và bể bơi, phục vụ cho nấu nướng

Năng lượng nhiệt: sử dụng trong các lò nung, sưởi ấm, nấu nướng, sử dụng cho một số động cơ máy

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!