Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm: Công tác chủ nhiệm lớp 1

Học sinh lớp 1 còn rất non nớt, các em sống trong những gia đình có hoàn cảnh khác nhau, nếp sống khác nhau nên nhận thức và nếp sống cũng khác nhau. Đặc biệt tư duy trẻ lớp 1 cũng rất cụ thể cảm tính, thích bắt chước, hiếu động chưa biết tập trung lâu sự chú ý vào một cái gì đó.

Sáng kiến kinh nghiệm đề tài “Công tác chủ nhiệm lớp 1” sẽ giúp giáo viên nắm bắt tâm lý trẻ và giúp các bé làm quen với môi trường học tập mới. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Bạn đang xem: Sáng kiến kinh nghiệm: Công tác chủ nhiệm lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm
Công tác chủ nhiệm lớp 1

Phần 1: Mở đầu

Ngay từ khi bước vào nghề Sư phạm, tôi đã coi đó là cái nghiệp mà mình phải theo và gắn bó suốt đời. Xuất phát bởi một mục đích ấy nên tôi coi công việc hằng ngày của mình như một phần lẽ sống. Tôi muốn công việc mình đã và đang làm sẽ thực sự có ích cho cộng đồng, cho chính bản thân mình. Do vậy nên tôi thường trăn trở tìm mọi cách để công việc của mình thu được kết quả. Kết quả ấy nằm ngay trong chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh qua mỗi năm tôi dạy.

Tôi nghĩ rằng: Nếu mình yêu thích công việc của mình thì mình sẽ làm được tốt. Trẻ cũng vậy, các em đạt được hạnh kiểm tốt và văn hoá khá giỏi chính các em cũng phải yêu thích công việc của mình. Vậy làm thế nào để các em yêu thích công việc học tập của mình? Để đạt được điều đó trước tiên các em phải thích học. Từ kinh nghiệm thực tế tôi nhận thấy học sinh thích đi học là những học sinh tìm được niềm vui khi tới lớp, những cháu đó được thầy yêu, bạn mến và việc học tập đối với các cháu không mấy vất vả. Học sinh đến trường phải có niềm vui, có vui mới học được tốt.

Trong buổi học nhiệm vụ năm học đồng chí Hiệu trưởng có kêu gọi tập thể giáo viên trong trường “làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui”. Tôi rất tâm đắc với ý kiến trên. Bởi ý kiến đó đã trùng lặp với điều mình hằng trăn trở bao lâu nay. Thế là như một mầm cây ủ sẵn trong đất nay gặp mưa nên được dịp phát triển. Vào năm học mới, tôi định hướng trước cho mình phải gây được tâm thế cho học sinh trong những ngày đầu năm học để rồi dẫn dắt các em bước vào năm học đầy tự tin và phấn khởi. Để có được kết quả tưởng chừng như đơn giản thế thôi nhưng cách thức để đi đến cái đích đó thật không đơn giản chút nào. Có được niềm vui cho trẻ không phải tạo ra được từ một giờ học, một ngày học hay một tuần học mà phải lôi cuốn, gây hứng thú cho học sinh trên một bình diện rộng ở mọi nơi, mọi lúc, qua giao tiếp, qua cách cư xử, bảo ban của giáo viên cho học sinh. Do vậy đòi hỏi người giáo viên phải thật nhẫn nại, có tình thương thực với học trò. Chỉ có tình thương yêu thực sự và lòng cảm thông của cô mới đem lại niềm vui cho học sinh khi đi học.

Học sinh tiểu học là giai đoạn tất yếu của quá trình học. Đó là giai đoạn mở đầu cho một con người đến với văn hoá. Cũng từ giai đoạn này nhân cách của học sinh được hình thành và dần dần phát triển, ví như trong xây dựng cơ bản, khi xây một toà nhà cao tầng hiện đại thì việc xử lý nền móng là hết sức quan trọng mà nền móng của ngôi nhà lại nằm dưới đáy nhà và một phần sâu trong lòng đất nên những người bình thường thì không nhìn thấy được mà chỉ có những nhà chuyên môn mới quan tâm và nhìn thấy bản chất, tầm quan trọng, giá trị đích thực của nền móng đó. Giai đoạn học sinh ở bậc tiểu học nhất là giai đoạn lớp một với học sinh là hết sức quan trọng. Đây chính là giai đoạn nền móng của quá trình phát triển năng lực tư duy và đặc biệt là quá trình phát triển nhân cách của học sinh sau này.

Học sinh lớp một rất ngay thơ, tâm hồn các em như một tờ giấy trắng, vẽ lên đó đẹp hay xấu phần lớn là tác động của thầy, cô chủ nhiệm. Đặc biệt là những năm gần đây khi các trường có điều kiện tổ chức cho các em học ngày hai buổi thì phần lớn thời gian trong ngày các em được sống và giao tiếp với thầy cô chủ nhiệm, với bạn bè. Nếu trong quãng thời gian đó các cháu không may gặp phải người “thợ vẽ tồi”, người công nhân xây dựng thiếu trách nhiệm thì suốt đời “trang nhân cách” của các em sẽ giữ lại vết hằn khó xoá. Nhận thức được tầm quan trọng của một giáo viên chủ nhiệm đặc biệt là chủ nhiệm lớp một tôi luôn tự nhủ , trước tiên mình phải là một tấm gương cho học sinh về cách ăn nói mẫu mực , xử sự với học trò đúng mực “nghiêm túc” nhưng “thân thiện” thực sự có lòng yêu thương thông cảm với các em sao cho các em cảm nhận cô giáo như người mẹ thứ hai của các em, là chỗ để các em tin cậy về mặt tinh thần nhưng không quá thân thiết để học sinh có thể bỡn cợt quên khoảng cách giữa giáo viên và học sinh. Xuất phát từ những suy nghĩ như vậy tôi đã chọn cho mình đề tài về “Công tác chủ nhiệm lớp 1”

Phần 2: Nội dung

A . Cơ sở lý luận

1. Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh lớp 1

Học sinh lớp 1 còn rất non nớt, các em sống trong những gia đình có hoàn cảnh khác nhau, nếp sống khác nhau nên nhận thức và nếp sống cũng khác nhau. Đặc biệt tư duy trẻ lớp 1 cũng rất cụ thể cảm tính. Các em rất ham hiểu biết, thích bắt chước, hiếu động chưa biết tập chung lâu sự chú ý vào một cái gì đó. Năm đầu tiên của đời học sinh, trẻ rất bỡ ngỡ với việc chuyển hoạt động chủ đạo từ chơi sang hoạt học tập, đặc biệt rất dễ xúc động với các yêu cầu và quy tắc của trường học.

2. Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, phát triển tư duy và nhận thức của học sinh.

Giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, phát triển tư duy và nhận thức của học sinh là mục tiêu và là nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường phổ thông. Giáo dục đạo đức phải làm ngay từ nhỏ, càng sớm càng tốt, nhưng phải phù hợp với trẻ. Tục ngữ có câu: “Dạy con từ thuở còn thơ ”.

Giáo dục đạo đức phải làm sớm, bởi lẽ: Tuổi thơ trong trắng dễ hấp thụ cái mới, để được cảm hoá, thuyết phục. Những điều răn dạy ban đầu đến với trẻ bao giờ cũng in dấu ấn sâu đậm nhất. Trong tâm trí trẻ nếu không có giáo dục sớm, trẻ cũng tiếp thu một cái gì đó ngoài dự kiến của chúng ta. Những cái đó nếu là điều sai trái, việc giáo dục lại khó khăn gấp bội. Kinh nghiệm của ông cha xưa đã đúc kết:

“Bé không vin, cả gãy cành !”

Học sinh lớp 1 cũng không phải là quá bé, với vốn ngôn ngữ, kinh nghiệm đạo đức và kiến thức đã thu được ở gia đình, nhà trẻ, các lớp mẫu giáo, các em có thể tiếp thu các chuẩn mực đạo đức và kiến thức ban đầu ở dạng hành vi cụ thể không khó khăn, từ đó làm nẩy nở những tình cảm, thói quen đạo đức và những tư duy ban đầu của các em. Và nếu chúng ta không quan tâm giáo dục ở lứa tuổi này thì đó là điều sai lầm của chúng ta và chúng ta là người đầu tiên phải gánh chịu hậu quả đó.

3. Mục tiêu của công tác chủ nhiệm.

Công tác chủ nhiệm ở trường tiểu học nhằm giúp học sinh:

Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo dức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo chuẩn mực đạo đức đó.

Từng bước hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học; kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện .

Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin; yêu thương, tôn trọng con người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.

Từng bước giúp học sinh khám phá và tìm hiểu kiến thức và kỹ năng cơ bản phù hợp với trình độ, lứa tuổi của học sinh .

B. Thực trạng của công tác chủ nhiệm hiện nay.

1. Đối với giáo viên

Chưa tìm hiểu và khám phá được điểm mạnh và điểm yếu, điểm còn hạn chế của từng học sinh. Đặc biệt là chưa tìm được giải pháp để phát huy hết khả năng sáng tạo và phát triển tư duy cho trẻ, chưa tìm được giải pháp khắc phục những nhược điểm về ý thức và nhận thức của trẻ .

2. Đối với học sinh

Khả năng giao tiếp giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học sinh còn nhiều hạn chế, chỉ có một số học sinh khá giỏi mạnh dạn tham gia còn học sinh nhút nhát thì thu mình ngại tham gia.

Học sinh chưa mạnh dạn tự tin trong việc phân tích, xử lý tình huống … Do khả năng đánh giá hành vi của bản thân và xung quanh còn thiên về cảm tính.

Xuất phát từ khó khăn trên mà tôi đã có những giải pháp sau để tháo gỡ khó khăn đó làm cho công tác chủ nhiệm được dễ dàng hơn .

C. Giải pháp thực hiện

I . Xây dựng, hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ .

Như chúng ta đã biết ngoài vệc xây dựng, hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua các bài giảng ở trên lớp của tất cả các bộ môn được giảng dạy trong nhà trường thì việc xây dựng, hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua các giờ chơi , giờ hoạt động tập thể … là hết sức cần thiết và bổ ích. Vì vậy với khuôn khổ của đề tài này tôi chỉ đề cập đến vấn đề là: Xây dựng, hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua giờ chơi, giờ hoạt động tập thể.

a) Xây dựng , hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua giờ chơi.

Sau những giờ học căng thẳng và mệt mỏi thì giờ chơi là giờ các con được vui chơi thoải mái, chơi những gì mà con thích. Chính vì vậy mà đã nẩy sinh bao nhiêu vấn đề làm cho người làm công tác chủ nhiệm phải hết sức quan tâm , tìm ra những giải pháp phù hợp để giờ chơi thực sự trở thành một giờ chơi lành mạnh và bổ ích. Qua niều năm làm công tác chủ nhiệm tôi đã xây dựng cho mình kế hoạch để hướng dẫn các con có giờ chơi thật thoải mái, lành mạnh vổ ích cụ thể như sau:

Ngay từ đầu năm tôi đã kết hợp với nhà trường và ban phụ huynh của lớp chuẩn bị cho các con một số vật dụng cần thiết phục vụ cho giờ chơi như: Cầu lông, dây nhảy, quả cầu, giấy vẽ, bút màu, phấn màu, bộ xếp hình, que tính, sách, báo, truyện, những viên sỏi trắng để chơi trò ô ăn quan ….

Đến giờ chơi tôi cho các con tự chọn các vật dụng để phục vụ trò chơi mà con thích . Với trò chơi mà các con chưa biết cách chơi tôi đã hướng dẫn và chơi cùng các con .

Ví dụ: Với những trò chơi đá bang, đá cầu, cầu lông hay nhảy dây hầu như các con đã biết nên các con có thể tự chơi. Nhưng với các trò chơi như xếp hình, sử dụng que tính, bút màu, phấn màu, giấy vẽ… tôi sẽ hướng dẫn và có thể gợi mở ý tưởng cho các con .

Với bộ xêp hình: có thể chơi cá nhân, hay một nhóm từ 2 đến 3 em: xếp thành hình bông hoa, các con vật, ngôi nhà ….

Với bút màu, phấn màu và giấy vẽ: các con có thể vẽ những tranh mình yêu thích trên giấy hoặc trên bảng lớp…. Giáo viên có thể định hướng cho các con vẽ theo chủ điểm hàng tháng như tháng 9 về ngôi trường thân yêu; tháng 10 vẽ về chủ đề an toàn giao thông; tháng 11 vẽ về ngày nhà giáo Việt Nam; tháng 12 vẽ về chú bộ đội …

Với que tính: Các con có thể thỏa thích xếp các hình đã học, xếp hình ngôi nhà nhiều tầng …

Với những viên sỏi trắng tôi đã hướng dẫn các con chơi trò ô ăn quan, xếp các hình do con tưởng tượng ….

Thông qua các trò chơi như vậy các em được thả tâm hồn mình vào các trò chơi, các em say sưa hứng thú, thỏa sức sáng tạo, thư giãn đầu óc sau các giờ học. Qua đó các con được giao lưu , học hỏi và biết thêm bao điều mới lạ. Từ đó thức và nhân cách của các con dần hình thành và phát triển theo một chiều hướng tốt.

b) Xây dựng, hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua giờ hoạt động tập thể.

Ngoài các giờ hoạt động tập thể dạy theo các chủ điểm của từng tuần ,từng tháng, thì hàng tuần tôi dành một khoảng thời gian nhất định để trò chuyện với các con để dược nghe chính các con nói, chính các con kể cho tôi nghe những tâm tư nguyện vọng của mình (có thể nói trực tiếp hoặc viết ra những những tâm sự đó) để từ đó tôi hiểu và gần gũi các con hơn.

Trong lớp có các bạn trai và bạn gái tôi muốn các con hiểu được rằng cần phải có tình cảm và những mối quan hệ chung giữa các bạn trong lớp. Tôi quyết định tiến hành cuộc nói chuyện bí mật để hướng các em theo con đường đó.

Vì sao lại nói chuyện bí mật? Tôi có suy nghĩ về chuyện này.

Thứ nhất, các em gái không cần phải biết tôi đã khuyên các bạn trai những gì . Nếu không có thể xảy ra những đối đáp như thế này: “Cô giáo sai cậu đưa áo khoác cho các bạn gái à? Nào hãy đưa nhanh nhanh lên!” Và sự quan tâm tốt đẹp của các bạn trai sẽ biến thành một nhiệm vụ phiền hà. Khi đó sự ân cần bị mất vẻ đẹp thẩm mỹ và cơ sở đạo đức. Nếu các em gái không biết nôi dung sinh hoạt của chúng tôi thì bất kỳ một sự quan tâm nào của các bạn trai cũng sẽ được tiếp nhận với tình cảm biết ơn .

…………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 1

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!