Lớp 4

Quan sát đồ vật

Quan sát đồ vật giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng trả lời câu hỏi SGK Tiếng Việt Lớp 4 tập 1 trang 153, 154 để chuẩn bị bài trước khi tới lớp. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình.

Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài Tập đọc Cánh diều tuổi thơ, Tuổi ngựa của Tuần 15. Vậy mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của THPT Nguyễn Đình Chiểu nhé:

Bạn đang xem: Quan sát đồ vật

Hướng dẫn giải phần Nhận xét SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 153, 154

Câu 1

Quan sát một đồ chơi em thích và ghi lại những điều quan sát được.

Gợi ý cách quan sát:

a) Các món đồ chơi được đem đến lớp để quan sát:

– HS nên mang những món đồ chơi:

  • Nhỏ gọn, dễ di chuyển
  • Có độ bền nhất định (tránh những món đồ dễ bị rơi vỡ)
  • Đã từng chơi, từng sử dụng để có những hiểu biết nhất định (về các bộ phận, cách chơi)

– Gợi ý các món đồ chơi dễ mang theo: búp bê, gấu bông, bộ xếp hình, cái chong chóng, rô bốt, cái trống cơm, con lật đật, bộ logo, khối rubic, máy bay mini, nhà búp bê, ô tô đồ chơi, dây nhảy, quả bóng đá, cầu lông, viên bi, các loại thú nhồi bông, đoàn tàu mini…

b) Nên quan sát món đồ chơi theo một trình tự nhất định:

– Khi quan sát đồ chơi, HS cần chú ý:

  • Quan sát một cách bao quát và chi tiết để không bỏ sót một bộ phận hay chi tiết đặc sắc nào cần phải tả
  • Quan sát theo trình tự nhất định. VD: từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trái qua phải, từ trong ra ngoài…
  • Quan sát cẩn thận, tỉ mỉ từng bộ phận một, không vội vàng, hấp tấp để tránh dẫn đến quá thiên hướng về một bộ phận này mà bỏ quên bộ phận khác

c) Nên quan sát món đồ chơi bằng nhiều giác quan:

– Khi quan sát đồ chơi, HS nên kết hợp các giác quan để đem lại hiệu quả tốt nhất:

Dùng mắt (thị giác) Dùng tay (xúc giác) Dùng tai (thính giác)

– Để quan sát các đặc điểm về:

  • Hình dáng (tròn, vuông, méo, dài, đặc, rỗng…)
  • Kích thước (to, nhỏ, dài bao nhiêu, rộng bao nhiêu…)
  • Màu sắc (xanh, đỏ, tím, đậm, nhạt…)
  • Tình trạng sử dụng (cũ, mới, hơi bẩn, sạch sẽ…)

– Để chạm, cầm, nắm vào món đồ chơi, xác định các đặc điểm về:

  • Chất liệu (cứng, mềm, dẻo…)
  • Bề mặt (nhẵn nhụi, thô ráp, mềm mại…)
  • Khối lượng (nặng, nhẹ…)

– Để lắng nghe những âm thanh phát ra từ món đồ chơi khi được sử dụng (nếu có):

  • Là tiếng động do người chơi tạo ra (do va chạm, di chuyển trong quá trình chơi)
  • Là tiếng động có sẵn của đồ chơi, có công tắc bật (tiếng nhạc, tiếng nói, tiếng hát…)

d) Nên có sự so sánh món đồ chơi của mình với những món đồ chơi khác

– Sau khi so sánh, tìm ra được những:

  • Đặc điểm chung (kiểu dáng, nhà sản xuất, cách chơi, tên gọi…)
  • Đặc điểm riêng (màu sắc, trang trí, họa tiết, âm thanh, kích thước…)

→ Trong đó, đặc điểm riêng khiến món đồ chơi của em khác với các bạn là yếu tố rất quan trọng, cần được chú ý.

Câu 2

Theo em, khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì?

Trả lời:

Khi quan sát đồ vật, cần chú ý các điều sau:

  • Cần phải quan sát đồ vật một cách bao quát, đầy đủ mọi bộ phận, không để sót chi tiết nào
  • Cần phải quan sát các bộ phận của đồ vật theo trình tự hợp lí nhất định
  • Cần phải kết hợp các giác quan và các cách quan sát khác nhau, như dùng mắt nhìn, dùng tay sờ, dùng tai nghe âm thanh…
  • Cần phải chú ý những chi tiết, đặc điểm riêng biệt của đồ vật mình quan sát so với những đồ vật khác

Hướng dẫn giải phần Luyện tập SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 154

Dựa theo kết quả quan sát của em, hãy lập dàn ý cho bài văn tả đồ chơi mà em đã chọn.

Dàn ý Tả con Gấu bông

a. Mở bài

– Giới thiệu chung về chú gấu bông:

  • Do ai tặng hoặc mua cho? Nhân dịp gì?
  • Em đã có chú gấu đó bao lâu rồi?

b. Thân bài

– Quan sát bao quát:

  • Cao sáu mươi xen-ti-mét
  • To bằng gối ôm của em
  • Màu nâu nhạt
  • Được may bằng vải nỉ mịn
  • Mặt chú gấu bầu bĩnh dễ thương

– Quan sát từng bộ phận:

  • Tai chú gấu làm bằng vải nhung đen tuyền, to bằng bàn tay em, khum khum úp tròn trên hai bên đỉnh đầu trông rất ngộ nghĩnh.
  • Mắt chú gấu là hai mảnh nhựa đen bóng loáng, có vân điểm tròn, nom sinh động như mắt chú gấu thật.
  • Mõm chú gấu là một gù tròn bằng nỉ, màu sô-cô-la. Lòng bàn tay, bàn chân của chú gấu may bằng vải nỉ màu hồng kem dâu, bụ bẫm, mập mạp.
  • Chú gấu đưa hai tay về phía trước như muốn được bế (hoặc em chui đầu vào hai tay chú gấu để được chú ôm em).
  • Bụng chú gấu tròn trĩnh, sờ vào rất êm, em rất thích gối đầu lên bụng của chú
  • Chú gấu mặc một cái quần có dây đeo hai bên vai rất xinh xắn.

c. Kết bài

  • Tình cảm của em dành cho chú gấu
  • Em xem chú gấu như một người bạn thân của mình
  • Em sẽ giữ gìn, bảo vệ chú gấu luôn sạch sẽ như lúc mới về nhà

>> Tham khảo: 13 dàn ý chi tiết miêu tả đồ chơi lớp 4

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 4

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close
Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!