Lớp 6

KHTN Lớp 6 Bài 28: Lực ma sát

Giải bài tập SGK KHTN Lớp 6 Bài 28: Lực ma sát giúp các em học sinh tìm hiểu được lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ và nêu được tác dụng cản lực và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát. Đồng thời biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi trong SGK cánh diều 6 bài 28.

Soạn Khoa học tự nhiên 6 Bài 28 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 142 →148. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức để học tốt môn KHTN. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bạn đang xem: KHTN Lớp 6 Bài 28: Lực ma sát

Gợi ý đáp án

Ví dụ về ma sát trượt trong khoa học và đời sống:

  • Ma sát giữa bánh xe và mặt đường để dừng chuyển động.
  • Ma sát giữa dây đàn với tay hay móng, hay dụng cụ đánh đàn.
  • Lực ma sát giữa các chi tiết máy trượt trên nhau là lực ma sát trượt.
  • Khi chuyển các kiện hành từ trên xe hàng xuống đất bằng mặt phẳng nghiêng thì giữa kiện hàng và mặt phẳng nghiêng có ma sát trượt.
  • Khi trượt từ từ trên cầu trượt xuống đất thì có lực ma sát trượt giữa lưng ta với mặt cầu trượt.
  • Khi ta viết phấn lên bảng thì giữa đầu viên phấn với mặt bảng có lực ma sát trượt.
  • Ma sát giữa trục quạt bàn với ổ trục

II. Lực ma sát nghỉ

❓ Vì sao trong thí nghiệm này, dù có lực kéo nhưng khối gỗ vẫn đứng yên?

Gợi ý đáp án

Trong thí nghiệm này, dù có lực kéo nhưng khối gỗ vẫn đứng yên vì lực đẩy nhỏ hơn lực ma sát trượt

❓ Hãy tưởng tượng em đẩy một hộp trượt trên sàn nhà. Ban đầu, khi hộp đứng yên, em cần đẩy mạnh để hộp chuyển động. Khi hộp đã bắt đầu chuyển động, em có thể đẩy nhẹ hơn mà hộp vẫn chuyển động. Em hãy giải thích vì sao lại như vậy.

Gợi ý đáp án

Khi hộp đã bắt đầu chuyển động, em có thể đẩy nhẹ hơn mà hộp vẫn chuyển động vì lúc hộp đã trượt, lực ma sát giữa nó và mặt bàn là lực ma sát trượt. Lực này tác dụng vào bề mặt của hộp theo hướng ngược với hướng chuyển động của bề mặt hộp. Độ lớn của lực ma sát trượt nhỏ hơn độ lớn của lực ma sát nghỉ cực đại.

IV. Ma sát và chuyển động

Hãy tìm thêm ví dụ về lực ma sát cản trở chuyển động.

Gợi ý đáp án

Ví dụ về lực ma sát cản trở chuyển động:

  • Lực ma sát ở phanh xe máy và lực ma sát giữa lốp xe với đường làm xe máy chuyển động chậm dần và dừng lại
  • Trục quay có ổ bị làm giảm ma sát trượt chuyển động quay của bánh xe

Hãy vẽ phác thảo bàn chân đẩy vào mặt đất theo hình 28.5. Vẽ một mũi tên biểu diễn lực ma sát giúp bàn chân không bị trượt.

Gợi ý đáp án

Biểu diễn lực ma sát:

❓Hãy lấy ví dụ về việc ma sát giúp thúc đẩy chuyển động trong đời sống.

Giải thích vì sao khi đi chân trần trên đường đất trơn thì rất khó đi, thậm chí không thể đi nổi.

Gợi ý đáp án

– Ví dụ về việc ma sát giúp thúc đẩy chuyển động trong đời sống:

  • Mặt lốp xe trượt trên mặt đường.
  • Ma sát sinh ra khi quả bóng lăn trên sân
  • Ma sát sinh ra ở các viên bi đệm giữa trục quay và ổ trục.

– Khi đi chân trần trên đường đất trơn thì rất khó đi, thậm chí không thể đi nổi vì đường đất trơn có độ ma sát kém.

Hãy lấy ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát (có lợi và có hại) trong giao thông với các trường hợp sau đây:

  • Người đi bộ
  • Xe đạp chuyển động trên đường
  • Xe lửa (tàu hỏa) chạy trên đường ray

Gợi ý đáp án

Ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát (có lợi và có hại) trong giao thông với các trường hợp:

  • Người đi bộ: Giày đi mãi đế giày bị mòn vì ma sát giữa mặt đường và đế giày làm mòn đế, ma sát nghỉ giúp giữ bàn chân không bị trơn trượt khi bước đi trên mặt đường
  • Xe đạp chuyển động trên đường: Khi phanh xe, bánh xe ngừng quay. Mặt lốp trượt trên đường xuất hiện ma sát trượt làm xe nhanh chóng dùng lại.
  • Xe lửa (tàu hỏa) chạy trên đường ray: người ta rải đá dăm lên đường ray, ma sát của đá giúp đường ray được cố định, giảm tải tốt hơn.

V. Vật cản của nước

Em hãy tìm các ví dụ về vật hay con vật chuyển động nhanh trong nước nhờ có hình dạng giảm được lực cản

Gợi ý đáp án

Ví dụ về vật hay con vật chuyển động nhanh trong nước nhờ có hình dạng giảm được lực cản:

  • Cá ép vây sát vào mình để giảm bớt lực cản chuyển động.
  • Cá măng bơi trong nước nhanh hơn nhiều so với các loài cá khác vì hình dạng thuôn nhọn của đầu cá măng ít bị lực cản của nước, vì vậy cá măng bơi rất nhanh.
  • Rắn, lươn, trạch có dạng thuôn nhọn, ít bị lực cản của nước

Kết quả thu được cho thấy lực cản do nước tác động vào xe lớn hơn hay nhỏ hơn lực cản do không khí tác động vào xe?

Gợi ý đáp án

Kết quả thu được cho thấy lực cản do nước tác động vào xe lớn hơn lực cản do không khí tác động vào xe

Em hãy cho biết trong các hiện tượng sau đây, ma sát có lợi hay hại:

a) Khi đi trên sàn nhẵn mới lau ướt đễ bị ngã.

b) Bảng trơn, viết phần không rõ chữ.

Gợi ý đáp án:

Giải thích các hiện tượng:

a. Sàn mới lau rất trơn, vì vậy khi đi trên sàn mới lau thì ma sát nghỉ giữa bàn chân với đá hoa nhỏ, làm người dễ trượt ngã. Lực ma sát trong trường hợp này là có lợi.

b. Bảng trơn thì phấn dễ trượt trên bảng, nên lượng phấn bám vào bảng không nhiều, nên khi viết không rõ chữ. Lực ma sát trong trường hợp này lực ma sát có lợi.

Phải làm thế nào để tăng ma sát có lợi hay giảm ma sát có hại trong các trường hợp trên? Vi sao?

Gợi ý đáp án

Một số biện pháp hạn chế ma sát có hại:

a. Đi dép hoặc giày có khía sâu

b. Để khô bảng, lau bảng bằng giẻ ẩm và lau lại bằng giẻ khô

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!