Lớp 3

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức – Tuần 22

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Tuần 22 – Có đáp án sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Các dạng bài tập sau đây bám sát chương trình học trên lớp để các em học sinh củng cố toàn bộ kiến thức đã học.

I. Luyện đọc diễn cảm

DŨNG SĨ RỪNG XANH

Bạn đang xem: Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức – Tuần 22

Vào những buổi chiều gió nhẹ, những chú đại bàng con được bố mẹ đậu trên các cây cao canh gác, yên trí tung mình đạp gió mà tập bay. Cánh đại bàng vỗ vào không khí tạo ra những tiếng kêu vi vút, vi vút như âm thanh của dàn nhạc giao hưởng trên bầu trời. Mặc dù có sức khỏe và được các loài chim nghiêng mình cúi chào, nhưng đại bàng cũng không cậy khỏe mà đàn áp các giống chim khác.

Đại bàng rất hiền lành, nhưng khi bị kẻ thù xâm phạm thì cũng chiến đấu rất quyết liệt. Người ta đã chứng kiến cảnh chim đại bàng đánh lại bầy khỉ định kéo nhau đến phá tổ. Vũ khí lợi hại của nó là cặp mỏ nhọn và bộ móng vuốt sắc khỏe. Đại bàng có thể quắp những chú khỉ con bay lên cao rồi thả xuống đất, hoặc dùng vuốt nhọn xé chết. Dù sau đó có phải rời tổ bay đi nơi khác, chúng cũng không chịu để cho bầy khỉ vào tổ cướp trứng của mình. Với sức khỏe tung hoành trên trời cao, đại bàng xứng đáng được gọi là “Dũng sĩ của rừng xanh”.

(Theo Thiên Lương)

II. Đọc hiểu văn bản

1. Đoạn văn tả con vật nào?

A. khỉ

B. chim

C. đại bàng

Chọn C

2. Vũ khí lợi hại của đại bàng là gì?

A. Bộ vuốt nhọn hoắt và đôi cánh chắc khỏe

B. Cặp mỏ nhọn và bộ móng vuốt sắc khỏe

C. Cặp mỏ nhọn và đôi chân rất chắc khỏe

Chọn B

3. Đại bàng chiến đấu quyết liệt với lũ khỉ vì lí do gì?

A. Bầy khỉ là kẻ thù của đại bàng.

B. Vì bầy khỉ định phá tổ của đại bàng.

C. Đại bàng muốn khẳng định sức mạnh của bản thân.

Chọn B

4. Vì sao đại bàng được gọi là “Dũng sĩ của rừng xanh”?

A. Vì đại bàng có sức khỏe tung hoành với chiếc mỏ nhọn và móng vuốt sắc.

B. Vì đại bàng chiến đấu với kẻ thù nào cũng giành chiến thắng.

C. Vì đại bàng to lớn, cao khỏe.

Chọn A

III. Luyện tập

5. Âm thanh nào trong bài được so sánh với âm thanh của dàn nhạc giao hưởng?

A. Tiếng gió rít trong không khí.

B. Tiếng vỗ cánh của đại bàng.

C. Tiếng kêu của đại bàng.

Chọn B

6. Gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động trong câu sau:

Người ta đã chứng kiến cảnh chim đại bàng đánh lại bầy khỉ định kéo nhau đến phá tổ.

Gợi ý

Người ta đã chứng kiến cảnh chim đại bàng đánh lại bầy khỉ định kéo nhau đến phá tổ.

7. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu? trong đoạn thơ sau:

Núi cao ngủ giữa chăn mây

Quả sim béo mọng ngủ ngay vệ đường

Bắp ngô vàng ngủ trên nương

Mệt rồi tiếng sáo ngủ vườn trúc xanh…

(Quang Huy)

Gợi ý

Núi cao ngủ giữa chăn mây

Quả sim béo mọng ngủ ngay vệ đường

Bắp ngô vàng ngủ trên nương

Mệt rồi tiếng sáo ngủ vườn trúc xanh

8. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? trong đoạn thơ sau:

Cứ vào mùa đông

Gió về rét buốt

Cây bàng trụi trơ

Lá cành rụng hết

Chắc là nó rét!

Khi vào mùa nóng

Tán lá xoè ra

Như cái ô to

Đang làm bóng mát.

Xuân Quỳnh

Gợi ý

Cứ vào mùa đông

Gió về rét buốt

Cây bàng trụi trơ

Lá cành rụng hết

Chắc là nó rét!

Khi vào mùa nóng

Tán lá xoè ra

Như cái ô to

Đang làm bóng mát.

Xuân Quỳnh

9. Đặt câu hỏi Khi nào? / Ở đâu? thích hợp cho bộ phận in đậm trong câu sau:

a) Vào những buổi chiều gió nhẹ, những chú đại bàng con được bố mẹ đậu trên các cây cao canh gác.

b) Vào những buổi chiều gió nhẹ, những chú đại bàng con được bố mẹ đậu trên các cây cao canh gác.

Gợi ý

a) Khi nào những chú đại bàng con được bố mẹ đậu trên các cây cao canh gác?

b) Vào những buổi chiều gió nhẹ, những chú đại bàng con được bố mẹ đậu ở đâu canh gác?

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 3

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!