Lớp 8

Lịch sử 8 Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

Lịch sử 8 Bài 14 giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức lịch sử thế giới từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Lịch sử 8 chương IV trang 74.

Giải bài tập Sử 8 bài 14 được biên soạn chi tiết, chính xác, đầy đủ lý thuyết và giải các bài tập trong SGK kèm theo 15 câu hỏi trắc nghiệm. Qua đó giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm, củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Đồng thời còn giúp phụ huynh có thêm tài liệu để hướng dẫn con em học tốt hơn ở nhà. Nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Bạn đang xem: Lịch sử 8 Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

Lý thuyết Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại

Thời gian Sự kiện Kết quả
8-1566 Cách mạng Hà Lan Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây Ban Nha
1640-1688 Cách mạng tư sản Anh Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đem lại quyền lợi cho quý tộc mới và tư sản
1775-1783 Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ Giành độc lập, Hợp chủng quốc Hoa Kì ra đời
1789-1794 Cách mạng tư sản Pháp Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
Những năm 60 của thế kỉ XVIII Cách mạng công nghiệp Máy móc ra đời
2-1848 Tuyên ngôn của Đảng cộng sản Là văn kiện quan trọng của chủ nghĩa xã hội khoa học
28-9-1864 Quốc tế thứ nhất thành lập Truyền bá học thuyết Mác
1871 Công xã Pa-ri Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới

Cuối thế kỉ XVIII-đầu thế kỉ XIX

– Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

– Phong trào công nhân quốc tế

– Cách mạng 1905-1907 ở Nga

– Sự hình thành các công ty độc quyền

– Các tổ chức chính trị độc lập của công nhân các nước ra đời. Quốc tế thứ hai

– Thất bại

1911 Cách mạng Tân Hợi(Trung Quốc) Thành lập Trung Hoa dân quốc
1-1868 Cuộc Duy tân Minh Trị Nhật Bản phát triển chủ nghĩa tư bản
1914-1918 Chiến tranh thế giới thứ nhất Thuộc địa được phân chia lịa

Giải bài tập SGK Lịch sử 8 Bài 14 trang 74

Bài 1 (trang 74 SGK Lịch sử 8)

Em hãy chọn năm sự kiện tiêu biểu nhất của lịch sử thế giới cận hiện đại và giải thích vì sao?

Gợi ý đáp án:

Lịch sử thế giới cận đại có rất nhiều sự kiện diễn ra, trong đó tiêu biểu nhất là 5 sự kiện sau:

– Thứ nhất: Cuộc cách mạng tư sản Pháp. Đây là cuộc cách mạng tư sản được đánh giá là triệt để nhất bởi nó đã đánh đổ chế độ phong kiến để thiết lập một nền cộng hòa mới.

– Thứ hai: Công xã Pa-ri. Đây là cuộc cách mạng của giai cấp vô sản đầu tiên trong lịch sử cách mạng thế giới. Cuộc cách mạng đã làm nên một điều lớn lao đó là lật đổ chính quyền tư sản để xây dựng một nhà nước mới của giai cấp vô sản. Công xã Pa-ri không chỉ có những đóng góp cho nước Nga mà còn đem lại bài học quý báu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cho nhiều nước trên thế giới.

– Thứ ba: Phong trào công nhân ở các nước tư bản phát triển mạnh mẽ. Chính các phong trào này đã dẫn tới sự thành lập nhiều tổ chức chính trị của giai cấp công nhân và sự ra đời của Quốc tế thứ hai.

– Thứ tư: Phong trào đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa ở châu Á diễn ra sổi nổi và rộng khắp. Dù hầu hết các phong trào đều thất bại nhưng đó là những nền móng cho sự phát triển của phong trào ở những giai đoạn sau này.

– Thứ năm: Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đây là một cuộc chiến được nhân loại coi là chiến tranh phi nghĩa giữa 2 phe đối lập nhau là phe Liên Minh và phe Hiệp ước nhằm đòi chia lại thuộc địa, chia lại thế giới. Cuộc chiến tranh đã để lại nhiều hậu quả nặng nề không chỉ các nước đế quốc mà cho cả nhân loại.

Bài 2 (trang 74 SGK Lịch sử 8)

Hãy nêu nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại.

Gợi ý đáp án:

Một số nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại có thể kể đến như:

  • Sự ra đời của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Điều này đã làm cho mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến, tư sản và các tầng lớp tư sản ngày càng gay gắt. Sau đó, các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ.
  • Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên mang ý nghĩa to lớn:

– Cách mạng Hà Lan (thế kỉ XVI) là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới đã giúp lật đổ ách thống trị của Tây Ban Nha. Từ đó, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển trên thế giới.

– Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) đưa nước Anh phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này lại không triệt để vì nhân dân không được hưởng quyền lợi gì.

– Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đã lật đổ ách thống trị của thực dân. Tuy nhiên, kết quả cuộc cách mạng chỉ có giai cấp tư sản và chủ nô được hưởng lợi, còn nhân dân lao động lại không được hưởng gì.

– Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII): Đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, đánh đổ chế độ phong kiến và nền cộng hòa chuyên chính được thiết lập. Kết quả là quyền lợi của nhân dân được giải quyết.

  • Sự xâm lược của các nước tư bản thực dân phương Tây: Thực dân phương Tây đẩy mạnh thực hiện xâm lược các nước phương Đông.
  • Các phong trào đấu tranh của công dân các nước tư bản: Anh, Pháp, Mĩ, Nhật diễn ra ngày càng mạnh mẽ dẫn tới sự hình thành của các tổ chức quốc tế của công nhân.
  • Sự phát triển của văn học, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật: tạo ra nhiều máy móc, công cụ mới, phát minh ra nhiều định luật mới về vật lí, sinh học, hóa học,… các nhà văn, họa sẽ với nhiều tác phẩm nổi tiếng xuất hiện,…
  • Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918): Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa giữa 2 phe quân sự đối lập: Phe Liên minh và phe Hiệp ước. Cuộc chiến đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề, bản đồ chính trị thế giới thay đổi. Nổi bật nhất trong chiến tranh thế giới thứ nhất là sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã đánh những dấu mốc quan trọng cho cục diện chính trị trên thế giới.

Bài 3 (trang 74 SGK Lịch sử 8)

Bài này học sinh tự sưu tầm nhé.

Trắc nghiệm Lịch sử 8 bài 14

Câu 1: Trong giai đoạn thứ nhất Pháp được cứu nguy nhờ:

A. Quân Anh

B. Quân Mỹ

C. Quân Nga

D. Quân Nga và Anh

Câu 2: Sự kiện nổi bật nhất trong giai đoạn thứ hai có ảnh hưởng đến chiến tranh là gì?

A. Cách mạng tháng 10 Nga

B. Nga rút khỏi chiến tranh.

C. Quân Anh và Pháp phản công.

D. Các đồng minh của Đức đầu hàng.

Câu 3: Vào đầu thế kỉ XVI, vùng đất có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất ở Tây Âu là gì?

A. Nê-đéc-lan

B. Anh

C. Hà Lan

D. Miền Đông – Nam nước Anh.

Câu 4: Sự kiện nào tạo bước ngỏa của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang Bắc Mĩ?

A. Công bố Tuyên ngôn độc lập

B. Ngày 17/10/1777, thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga.

C. Hội nghị lục địa

D. “ Chè Bốt-xtơn”

Câu 5: Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào?

A. Quân chủ lập hiến.

B. Cộng hòa tư sản.

C. Quân chủ chuyên chế.

D. Quân chủ lập hiến kết hợp cùng quân chủ chuyên chế.

Câu 6: Trước cách mạng, xã hội Pháp gồm những giai cấp nào?

A. Qúy tộc, tăng lữ, nông dân.

B. Quý tộc, tăng lữ, đẳng cấp thứ ba.

C. Quý tộc, tăng lữ, tư sản.

D. Tư sản, nông dân, các tầng lớp khác.

Câu 7: Thế kỉ XVIII ở Pháp, mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội là gì?

A. Phong kiến, nhà thờ và các tầng lớp xã hội khác.

B. Nông dân với quý tộc phong kiến.

C. Đẳng cấp thứ ba và tăng lữ.

D. Công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.

Câu 8: “ Công xưởng của thế giới” là tên gọi chỉ nước nào sau khi hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp?

A. Pháp

B. Anh

C. Đức

D. I-ta-li-a

Câu 9: Cải cách nông nô ở đâu đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh?

A. Pháp

B. Đức

C. I-ta-li-a

D. Nga

Câu 10: Sau cách mạng tư sản, yếu tố nào thúc đẩy nước Anh tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp?

A. Tư bản, nhân công, và sự phát triển của máy móc, kỹ thuật.

B. Tư bản, nguồn lao động và thị trường rộng lớn.

C. Vốn, công nhân làm thuê và thuộc địa.

D. Tư bản, công nhân, nô lệ và thị trường.

Câu 11: Điểm giống nhau cơ bản trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen là gì?

A. Nhận thức rõ được bản chất xấu xa của chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản.

B. Chung tư tưởng đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản bất công và xây dựng một xã hội bình đẳng.

C. Khẳng định rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong việc đánh đổ giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, giải phóng loài người.

D. Nhận ra được nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và nông dân lao động dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.

Câu 12: Vì sao giai cấp công nhân ngày càng nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc đoàn kết các giai cấp vô sản trên thế giới?

A. Nhận thấy có cùng một kẻ thù chung, đoàn kết mới có sức mạnh.

B. Cùng chung lý luận đấu tranh trong cuộc chiến chống giai cấp tư sản, đó là chủ nghĩa Mác.

C. Vì cùng chung một mục đích đó là chống lại sự áp bức của chủ nghĩa tư bản.

D. Cuộc đấu tranh biểu hiện ý thức tự đứng lên giải phóng mình của vô sản thế giới.

Câu 13: Chính Đảng đầu tiên của vô sản thế giới là tổ chức nào?

A. Đồng minh những người cộng sản.

B. Quốc tế thứ nhất.

C. Quốc thế thứ hai.

D. Quốc tế thứ ba.

Câu 14: Giai cấp công nhân ra đời trước tiên ở đâu?

A. Hà Lan

B. Anh

C. Pháp

D. Đức

Câu 15: Lực lượng chủ yếu nổi dậy ngày 4/9/1870 là gì?

A. Công nhân và tiểu tư sản

B. Nông dân

C. Công nhân

D. Công nhân và nông dân

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 8

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!