Lớp 4

Ôn tập giữa học kì I trang 96 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

Ôn tập giữa học kì I tuần 10 – SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 96 giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi từ tiết 1 đến tiết 8, để ôn thi giữa học kì 1 thật hiệu quả.

Qua đó, còn giúp các em nắm được các kiến thức cơ bản để ôn thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 đạt kết quả cao. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây để ôn thi giữa học kì 1 thật tốt:

Bạn đang xem: Ôn tập giữa học kì I trang 96 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

Ôn tập giữa học kì 1 – Tiết 1

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng

Câu 2

Ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân vào bảng theo mẫu sau:

Tên bài Tác giả Nội dung chính Nhân vật

Trả lời:

Tên bài

Tác giả

Nội dung chính

Nhân vật

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

Tô Hoài

Dế Mèn với lòng nghĩa hiệp, thấy chị Nhà Trò bị ức hiếp đã ra tay bênh vực

– Dế Mèn

– Nhà Trò

– Nhện

Người ăn xin

Tuốc-ghê-nhép

Sự cảm thông sâu sắc giữa một cậu bé qua đường và một người ăn xin

– Nhân vật tôi (chú bé)

– Người ăn xin

Câu 3

Trong các bài tập đọc trên, tìm đoạn văn có giọng đọc:

a) Thiết tha, trìu mến.

b) Thảm thiết.

c) Mạnh mẽ, răn đe.

Trả lời:

Trong các bài tập đọc trên các đoạn văn có giọng đọc:

a) Thiết tha, trìu mến: Đoạn cuối truyện Người ăn xin:

Từ: Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia… đến: Khi ấy tôi chợt hiểu rằng: Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

b) Thảm thiết: Đoạn Nhà Trò (truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu phần 1 bày tỏ nỗi khổ của mình.)

Từ: Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện… đến …Hôm nay bọn chăng tơ đường để bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.

c) Mạnh mẽ, răn đe: Đoạn Dế Mèn đe dọa bọn nhện, bênh vực Nhà Trò (truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu phần 2)

Từ: Tôi thét: – Các người có của ăn của để, béo múp béo míp… đến: Có phá hết các vòng vây đi không?

Ôn tập giữa học kì 1 – Tiết 2

Câu 1

Nghe – viết:

Lời hứa

Tôi rời công viên vào lúc phố đã lên đèn. Bỗng nghe sau bụi cây có tiếng một em bé khóc. Bước tới gần, tôi hỏi:

– Sao em chưa về nhà?

Em nhỏ ngẩng đầu nhìn tôi, đáp:

– Em không về được!

– Vì sao?

– Em là lính gác.

– Sao lại là lính gác?

– Có mấy bạn rủ em đánh trận giả. Một bạn lớn bảo: “Cậu là trung sĩ” và giao cho em đứng gác kho đạn ở đây. Bạn ấy lại bảo: “Cậu hãy hứa là đứng gác cho đến khi có người tới thay” Em đã trả lời : “Xin hứa.”

Theo PAN-TÊ-LÊ-ÉP

Trung sĩ: một cấp bậc trong quân đội, thường chỉ huy một tiểu đội.

Câu 2

Dựa vào nội dung bài chính tả Lời hứa, trả lời các câu hỏi sau:

a) Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả?

b) Vì sao trời đã tối mà em không về?

c) Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng làm gì?

d) Có thể đưa những bộ phận đặt trong ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?

Trả lời:

a) Em bé được giao nhiệm vụ gác kho đạn trong trò chơi đánh trận giả.

b) Em không về vì đã hứa khi chưa có người đến thay là không bỏ vị trí gác.

c) Các dấu ngoặc kép trong bài có tác dụng báo trước bộ phận sau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé.

d) Không được. Trong mẩu chuyện trên có 2 cuộc đối thoại:

– Giữa em bé với người khách trong công viên.

– Giữa em bé và các bạn chơi.

Những lời đối thoại giữa em bé và các bạn chơi là do em này thuật lại cho người khách nghe vì vậy phải được đặt trong dấu ngoặc kép để phân biệt với những lời đối thoại của em bé với người khách vốn đã được đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng.

Câu 3

Lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng theo mẫu sau:

Các loại tên riêng

Quy tắc viết

Ví dụ

1. Tên người, tên địa lí Việt Nam

2. Tên người, tên địa lí nước ngoài

….

….

….

Trả lời:

Bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng

Các loại tên riêng

Quy tắc viết

Ví dụ

1. Tên người, tên địa lí Việt Nam

Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng

Hồ Chí Minh, Nghệ An

2. Tên người, tên địa lí nước ngoài

– Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ tạo thành tên riêng đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng phải có gạch nối

– Những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt , viết như cách viết tên riêng Việt Nam

– Lu-i Pa-xtơ

– Pa-ri

– Bắc Kinh, Bạch Cư Dị

Ôn tập giữa học kì 1 – Tiết 3

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Câu 2

Dựa vào nội dung các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng, ghi vào bảng những điều cần nhớ:

Tên bài Nội dung chính Nhân vật Giọng đọc

Trả lời:

Tên bài

Nội dung chính

Nhân vật

Giọng đọc

1. Một người chính trực

Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm một lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành, vị quan đứng đầu triều Lí

Tô Hiến Thành

Đỗ Thái Hậu

Thong thả, rõ ràng. Nhấn giọng các từ ngữ thể hiện tính cách chính trực của Tô Hiến Thành

2. Những hạt thóc giống

Đề cao tính trung thực. Nhờ dũng cảm và trung thực, chú bé mồ côi được vua tin yêu và truyền ngôi báu

Cậu bé Chôm, nhà vua

Khoan thai, chậm rãi. Cậu bé ngây thơ lo lắng. Nhà vua khi ôn tồn, khi dõng dạc

3. Nỗi dằn vặt của An-drây-ca

Sự ân hận dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông

An-đrây-ca, mẹ An-đrây-ca

Trầm buồn, xúc động

4. Chị em tôi

Cô chị hay nói dối bố để đi chơi được cô em làm cho tỉnh ngộ

Cô chị, cô em, người cha

Nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Lời người cha: Khi ôn tồn, khi buồn bã. Lời cô chị khi lễ phép, khi bực tức.

Lời cô em: thản nhiên, có lúc giả bộ ngây thơ.

Ôn tập giữa học kì 1 – Tiết 4

Câu 1

Ghi lại các từ ngữ đã học theo chủ điểm:

Thương người như thể thương thân

Măng mọc thẳng

Trên đôi cánh ước mơ

M: nhân hậu

M: trung thực M: ước mơ

Trả lời:

Thương người như thể thương thân

Măng mọc thẳng

Trên đôi cánh ước mơ

Từ cùng nghĩa: thương người,nhân ái, nhân hậu, nhân đức, nhân từ, nhân nghĩa, hiền hậu, hiền từ, hiền lành, hiền dịu, dịu hiền, trung hậu, phúc hậu, đoàn kết, tương trợ, thương yêu, thương mến, yêu quý, xót thương, độ lượng, bao dung, tương trợ, cứu trợ, hỗ trợ, bênh vực, bảo vệ, che chở, nâng đỡ, nâng niu,…

Từ cùng nghĩa: trung thực, trung thành, trung nghĩa, ngay thẳng, thẳng thắn, thẳng thừng, thẳng tính, ngay thật, chân thật, thật thà, thành thật, thật lòng, bộc trực, chính trực, tự trọng,…

Ước mơ, ước muốn, ước ao, mong ước, ước mong, ước vọng, ước mơ, ước vọng, mơ tưởng

Từ trái nghĩa: độc ác, hung ác, nanh ác, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, ăn hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập, áp, áp bức,…

Từ trái nghĩa: dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan, gian trả, gian trá, lừa bịp, lừa dối, bịp bợm,…

Bài 2

Tìm một thành ngữ hoặc tục ngữ đã học trong mỗi chủ điểm nêu ở bài tập 1. Đặt câu với thành ngữ hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng tục ngữ.

Trả lời:

Các thành ngữ, tục ngữ gắn với 3 chủ điểm:

a) Thương người như thể thương thân:

– Ở hiền gặp lành; Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao; Hiền như đất, lành như Bụt; Môi hở răng lạnh; Máu chảy ruột mềm; Nhường cơm sẻ áo; Lá lành đùm lá rách,…

b) Măng mọc thẳng:

– Thẳng như ruột ngựa; Thuốc đắng dã tật; Cây ngay không sợ chết đứng. (Trung thực).

Giấy rách giữ lấy lề; Đói cho sạch rách cho thơm. (Tự trọng).

c) Trên đôi cánh ước mơ:

Cầu được ước thấy; Ước sao được vậy; Ước của trái mùa; Đứng núi này trông núi nọ.

Đặt câu:

Mình phải “Đói cho sạch rách cho thơm” bạn ạ! Chớ làm điều gì xằng bậy.

Bài 3

Lập bảng tổng kết về hai dấu câu mới học theo mẫu sau:

Dấu câu

Tác dụng

a. Dấu hai chấm

b. Dấu ngoặc kép

…….

……..

Trả lời:

Bảng tổng kết về hai dấu câu: dấu hai chấm và dấu ngoặc kép:

Dấu câu

Tác dụng

a. Dấu hai chấm

– Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật. Dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.

– Hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước

b. Dấu ngoặc kép

– Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hay người được câu văn nhắc đến

– Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép cần thêm dấu hai chấm

– Đánh dấu những từ được dùng với nghĩa đặc biệt

Ôn tập giữa học kì 1 – Tiết 5

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng

Câu 2

Ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ theo mẫu sau:

Tên bài

Thể loại

(văn xuôi, kịch, thơ)

Nội dung chính

Giọng đọc

Trả lời:

Tên bài

Thể loại
(văn xuôi, kịch, thơ)

Nội dung chính

Giọng đọc

1. Trung thu độc lập

Văn xuôi

Trong đêm trung thu độc lập đầu tiên, anh chiến sĩ ước mơ về tương lai của đất nước và của thiếu nhi

Nhẹ nhàng, tự hào, tin tưởng

2. Ở vương quốc tương lai

Kịch

Các bạn nhỏ mơ ước có phép lạ để làm cho thế giới con người trở nên tốt đẹp hơn

Hồn nhiên, vui tươi

3. Nếu chúng mình có phép lạ

Thơ

Các bạn nhỏ ước mơ có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn

Hồn nhiên, vui tươi

4. Đôi giày ba ta màu xanh

Truyện

Để cho cậu bé lang thang đi học, chị phụ trách đã khiến cậu xúc động vui sướng vì chị đã thưởng cho cậu đôi giày mà cậu mơ ước

Chậm rãi, nhẹ nhàng

5. Thưa chuyện với mẹ

Văn xuôi

Cương muốn trở thành thợ rèn kiếm sống đỡ đần mẹ nên đã thuyết phục mẹ đồng tình với mình

– Cương: lễ phép, tha thiết

– Mẹ Cương: dịu dàng, xúc động

6. Điều ước của vua Mi-đát

Văn xuôi

Muốn mọi vật mình chạm vào đều hóa ra vàng nhưng cuối cùng vua Mi-đát đã hiểu ra: những ước muốn tham lam không đem lại hạnh phúc cho con người

Khoan thai. Giọng đọc linh hoạt, phù hợp với tâm trạng nhân vật

Câu 3

Ghi chép về các nhân vật trong các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ theo mẫu sau:

Nhân vật Tên bài Tính cách

Trả lời:

Nhân vật

Tên bài

Tính cách

– Nhân vật tôi (chị phụ trách)

– Lái

Đôi giày ba ta màu xanh

– Là người hiểu tâm lí trẻ thơ, luôn tìm cách giúp trẻ thực hiện ước muốn

– Ước muốn có một đôi giày

Nhân vật Cương

Thưa chuyện với mẹ

Ngoan hiền, lễ phép, có ý thức học nghề để giúp đỡ gia đình

Nhân vật vua Mi-đát

Điều ước của vua Mi-đát

Tham lam nhưng đã sớm tỉnh ngộ và nhận ra được bản chất của sự việc

Ôn tập giữa học kì 1 – Tiết 6

Câu 1

Đọc đoạn văn sau:

Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.

Theo NGUYỄN THẾ HỘI

Câu 2

Tìm trong đoạn văn trên những tiếng có mô hình cấu tạo như sau (ứng với mỗi mô hình, tìm một tiếng)

a. Tiếng chỉ có vần và thanh

b. Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh

Trả lời:

a. Tiếng chỉ có vần và thanh : tiếng ao gồm vần ao và thanh ngang

b. Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh gồm những tiếng còn lại trong đoạn văn: dưới, tầm, cánh, chú, chuồn, bây giờ, là, lũy, tre, xanh, rì, rào,…

Câu 3

Tìm trong đoạn văn trên:

  • 3 từ đơn
  • 3 từ láy
  • 3 từ ghép

Trả lời:

  • Từ đơn: dưới, tầm, cánh, chú, chuồn, bây giờ, là, lũy, tre, xanh, trong bờ, ao, những, gió, rồi, cảnh, còn, tầng
  • Từ láy: rì rào, rung rinh, thung thăng
  • Từ ghép: bây giờ, khoai nước, tuyệt đẹp, hiện ra, ngược xuôi, xanh trong, cao vút, chuồn chuồn

Câu 4

Tìm trong đoạn văn trên:

  • 3 danh từ
  • 3 động từ

Trả lời:

  • Danh từ: tầm, cánh, chú, chuồn chuồn, lũy tre, gió, bờ ao, khóm, khoai nước, cảnh, đất nước, cánh đồng, đàn trâu, cỏ, dòng sông, đoàn thuyền, đàn cò, trời
  • Động từ: gặm, bay, hiện ra,…

Ôn tập giữa học kì 1 – Tiết 7

A. Đọc thầm

Quê hương

Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Chính tại nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa…

Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang, nơi mà bất cứ lúc nào đứng đó, chị cũng có thể nhìn thấy sóng biển, thấy xóm nhà xen lẫn trong vườn cây, thấy ruộng đồng, thấy núi Ba Thê vòi vọi xanh lam cứ mỗi buổi hoàng hôn lại hiện trắng những cánh cò.

Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng đã chiếu sáng lòa cửa biển. Xóm lưới cũng ngập trong nắng đó. Sứ nhìn những làn khói bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng biển. Sứ còn thấy rõ những vạt lưới đan bằng sợi ni lông óng vàng, phất phơ bên cạnh những vạt lưới đen ngăm, trùi trũi.

Nắng sớm đẫm chiếu người Sứ. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị.

Theo ANH ĐỨC

B. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng

Câu 1: Tên vùng quê được tả trong bài văn là gì?

a) Ba Thê

b) Hòn Đất

c) Không có tên

Trả lời: b) Hòn Đất

Câu 2: Quê hương chị Sứ là:

a) Thành phố

b) Vùng núi

c) Vùng biển

Trả lời: c) Vùng biển

Câu 3: Những từ ngữ nào giúp em trả lời đúng câu hỏi 2?

a) Các mái nhà chen chúc

b) Núi Ba Thê vòi vọi xanh lam

c) Sóng biển, cửa biển, xóm lưới, làng biển, lưới

Trả lời: c) Sóng biển, cửa biển, xóm lưới, làng biển, lưới

Câu 4: Những từ ngữ nào cho thấy núi Ba Thê là một ngọn núi cao?

a) Xanh lam

b) Vòi vọi

c) Hiện trắng những cánh cò

Trả lời: b) Vòi vọi

Câu 5: Tiếng yêu gồm những bộ phận cấu tạo nào?

a) Chỉ có vần

b) Chỉ có vần và thanh

c) Chỉ có âm đầu và vần

Trả lời: b) Chỉ có vần và thanh

Câu 6: Bài văn trên có 8 từ láy. Theo em, tập hợp nào dưới đây thống kê đủ 8 từ láy đó?

a) Oa oa, da dẻ, vòi vọi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa.

b) Vòi vọi, nghiêng nghiêng, phất phơ, vàng óng, sáng lóa, trùi trũi, tròn trịa, xanh lam.

c) Oa oa, da dẻ, vòi vọi, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa, nhà sàn.

Trả lời: a) Oa oa, da dẻ, vòi vọi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa.

Câu 7: Nghĩa của chữ tiên trong đầu tiên khác nghĩa với chữ tiên nào dưới đây?

a) Tiên tiến

b) Trước tiên

c) Thần tiên

Trả lời: c) Thần tiên

Câu 8: Bài văn trên có mấy danh từ riêng?

a) Một từ. Đó là từ nào?

b) Hai từ. Đó là những từ nào?

c) Ba từ. Đó là những từ nào?

Trả lời: ý c (Ba từ, là các từ (chị) Sứ; Hòn Đất; (núi) (Ba Thê))

Ôn tập giữa học kì 1 – Tiết 8

A. Chính tả (nghe – viết)

Chiều trên quê hương

Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đuổi nhau trên cao. Nền trời xanh vời vợi. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, tha thiết đến nỗi người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa ngậm đòng và hương sen.

Theo ĐỖ CHU

B. Tập làm văn

Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 dòng) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.

Trả lời:

Cần Thơ, ngày …. tháng… năm……

Toàn thân mến!

Hôm nay, ngày cuối tuần, mình tranh thủ viết thư thăm Toàn. Nhân đây, mình kể cho Toàn nghe về ước mơ của mình nhé!

Từ khi mình đi tham quan cùng bố, một ước mơ cháy bỏng đã dấy lên trong tâm trí của mình. Đến tham quan các công trình đã và đang xây dựng ở Phú Mỹ Hưng, mình ước mơ trở thành người kiến trúc sư để thiết kế nên những tòa cao ốc nguy nga hiện đại đã làm mình có những ước mơ về ngành kiến trúc. Mình mong muốn sẽ vẽ nên những biệt thự sang trọng, những tòa nhà diễm lệ, những ngôi trường khang trang, tươi đẹp.

Toàn ạ! Toàn có những ước mơ gì? Hãy kể cho mình nghe với nhé.

Chúng mình hãy ra sức học tập để đạt được những ước mơ tương lai.

Mình tạm dừng bút. Chúc bạn học giỏi và có những ước mơ đẹp.

Bạn của Toàn (Ký tên)

Hoàng Minh Anh

>> Tham khảo: Viết thư cho người thân kể về ước mơ của em

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 4

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close
Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!