Lớp 5

Ôn tập giữa học kì I trang 95 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

Ôn tập giữa học kì I tuần 10 – SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 95 giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi từ tiết 1 đến tiết 8, để ôn thi giữa học kì 1 lớp 5 thật hiệu quả.

Qua đó, còn giúp các em nắm được các kiến thức cơ bản để ôn thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 đạt kết quả cao. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây để ôn thi giữa học kì 1 thật tốt:

Bạn đang xem: Ôn tập giữa học kì I trang 95 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

Ôn tập giữa học kì 1 – Tiết 1

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Câu 2

Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu sau:

Chủ điểm Tên bài Tác giả Nội dung

Trả lời:

Chủ điểm

Tên bài

Tác giả

Nội dung

Việt Nam Tổ quốc em

Sắc màu em yêu

Phạm Đình Ân

Em yêu tất cả mọi sắc màu gắn với cảnh vật, con người trên đất nước Việt Nam.

Cánh chim hòa bình

Bài ca về trái đất

Định Hải

Trái đất đẹp lắm, cần giữ gìn cho trái đất bình yên không có chiến tranh.

Cánh chim hòa bình

Ê-mi-li, con…

Tố Hữu

Ca ngợi chú Mo-ri-xơn tự thiêu phản đối chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Vỉệt Nam.

Con người với thiên nhiên

Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

Quang Huy

Cảm xúc trước cảnh cô gái Nga đánh đàn trên công trường thủy điện sông Đà.

Con người với thiên nhiên

Trước cổng trời

Nguyễn Đình Ảnh

Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của vùng cao.

Ôn tập giữa học kì 1 – Tiết 2

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Câu 2

Nghe viết:

Nỗi niềm giữ nước giữ rừng

Tôi biết tờ giấy tôi đang viết và cuốn sách này làm bằng bột nứa, bột gỗ của rừng. Ngồi trong lòng đò ngược sông Đà, nhìn lên nhiều đám cháy nghĩ mà giận người đốt rừng. Chính người đốt rừng đang đốt cơ man nào là sách.

Tôi còn biết rừng cầm trịch cho mực nước sông Hồng, sông Đà. Mỗi năm lũ to kéo về như dòng nước mắt đỏ lừ của rừng, những người chủ chân chính của đất nước lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ nước giữ rừng.

Chú ý:

Chú ý viết đúng tên riêng (Đà, Hồng) và các từ ngữ dễ viết sai chính tả: nỗi niềm, ngược, cầm trịch, đỏ lừ…

Ôn tập giữa học kì 1 – Tiết 3

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Câu 2

Ghi lại chi tiết mà em thích nhất trong một bài văn miêu tả đã học dưới đây:

a) Quang cảnh làng mạc ngày mùa

b) Một chuyên gia máy xúc

c) Kì diệu rừng xanh

d) Vườn quả cù lao sông

Trả lời:

Chi tiết mà em thích nhất nằm ở trong bài Kì diệu rừng xanh, khi miêu tả những cây nấm trong khu rừng có đoạn: “Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì“. Cách miêu tả và liên tưởng này khiến em cảm thấy vô cùng thú vị và cảm nhận được nét đẹp từ những cây nấm.

Ôn tập giữa học kì 1 – Tiết 4

Câu 1

Trao đổi trong nhóm để lập bảng từ ngữ về các chủ điểm đã được học theo mẫu sau:

Việt Nam – Tổ quốc em Cánh chim hòa bình Con người với thiên nhiên
Danh từ M: đất nước M: hòa bình M: bầu trời
Động từ, tính từ M: tươi đẹp M: hợp tác M: chinh phục
Thành ngữ, tục ngữ M: yêu nước thương nòi M: bốn biển một nhà M: nắng tốt dưa, mưa tốt lúa

Trả lời:

Việt Nam – Tổ quốc em

Cánh chim hòa bình

Con người với thiên nhiên

Danh từ

Tổ quốc, đất nước, giang sơn, quốc gia, nước non, quê hương, quê mẹ, đồng bào, nông dân, công nhân,…

Hòa bình, trái đất, mặt đất, cuộc sống, tương lai, niềm vui, tình hữu nghị, niềm mơ ước…

Bầu trời, biển cả, sông ngòi, kênh rạch, mương máng, núi rừng, núi đồi, đồng ruộng, nương rẫy, vườn tược…

Động từ, tính từ

Bảo vệ, giữ gìn, xây dựng, kiến thiết, khôi phục, vẻ vang, giàu đẹp, cần cù, anh dũng, kiên cường, bất khuất,…

Hợp tác, bình yên, thanh bình, thái độ, tự do, hạnh phúc, hân hoan, vui vầy, sum họp, đoàn kết, hữu nghị…

Bao la, vời vợi, mênh mông, bát ngát, xanh biếc, cuồn cuộn, hùng vĩ, tươi đẹp, khắc nghiệt, lao động, chinh phục, tô điểm…

Thành ngữ, tục ngữ

Quê cha đất tổ, quê hương bản quán, nơi chôn rau cắt rốn, giang sơn gấm vóc, non xanh nước biếc, yêu nước thương nòi, chịu thương chịu khó, muôn người như một, uống nước nhớ nguồn, trâu bảy năm còn nhớ chuồng, lá rụng về cội…

Bốn biển một nhà, vui như mở hội, kề vai sát cánh, chung lưng đấu cật, chung tay góp sức, chia ngọt sẻ bùi, nối vòng tay lớn, người với người là bạn, đoàn kết là sức mạnh…

Lên thác xuống ghềnh, góp gió thành bão, muôn hình muôn vẻ, thẳng cánh cò bay, cày sâu cuốc bẫm, chân lấm tay bùn, chân cứng đá mềm, bão táp mưa sa, mưa thuận gió hòa, nắng chóng trưa, mưa chóng tối, nắng tốt dưa, mưa tốt lúa, chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm, kiến cánh vỡ tổ bay ra, bão táp mưa sa gần tới, đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

Câu 2

Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với mỗi từ trong bảng sau:

Bảo vệ Bình yên Đoàn kết Bạn bè Mênh mông
Từ đồng nghĩa
Từ trái nghĩa

Trả lời:

Bảo vệ

Bình yên

Đoàn kết

Bạn bè

Mênh mông

Từ đồng nghĩa

Bảo quản, giữ gìn,…

Thanh bình, yên lành, yên ổn,…

Kết hợp, liên kết, liên hiệp,…

Bạn hữu, bầu bạn,…

Bao la, bát ngát, thênh thang,…

Từ trái nghĩa

Tàn phá, hủy hoại, hủy diệt,…

Bất ổn, náo loạn, náo động,…

Chia rẽ, phân tán,…

Kẻ thù, kẻ địch,…

Chật chội, chật hẹp, eo hẹp,…

Ôn tập giữa học kì 1 – Tiết 5

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng

Câu 2

Nêu tính cách của một số nhân vật trong vở kịch Lòng dân của tác giả Nguyễn Văn Xe. Phân vai trong nhóm để tập diễn một trong hai đoạn kịch

Trả lời:

Dì Năm: Bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo, dũng cảm bảo vệ cán bộ.

Bé An: Thông minh, nhanh trí, biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ.

Chú cán bộ: Bình tĩnh, tin tưởng vào lòng dân.

Cai và lính lệ: Hống hách, Xảo quyệt, vòi vĩnh.

Ôn tập giữa học kì 1 – Tiết 6

Câu 1

Thay những từ in đậm trong đoạn văn dưới đây bằng các từ đồng nghĩa cho chính xác hơn:

Hoàng chén nước bảo ông uống. Ông đầu Hoàng và bảo: “Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa?” Hoàng nói với ông: “Cháu vừa thực hành xong bài tập rồi ông ạ!”

Trả lời:

Câu Từ dùng không chính xác Lí do (giải thích miệng) Thay bằng từ đồng nghĩa
Hoàng chén nước bảo ông uống. (chén nước) bảo (ông) Chén nước nhẹ, không cần bê.
Cháu bảo ông là thiếu lễ độ.
Bưng, mời
Ông đầu Hoàng. (đầu) vò là chà đi xát lại, làm cho rối, nhàu nát hoặc làm cho sạch, không thể hiện đúng hành động của ông vuốt tay nhẹ nhàng trên tóc cháu. Xoa
Cháu vừa thực hành xong bài tập rồi ông ạ! Thực hành (xong bài tập) Thực hành là từ chỉ chung việc áp dụng lí thuyết vào thực tế, không hợp với việc giải quyết một nhiệm vụ cụ thể như bài tập.
Làm

Câu 2

Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống:

a) Một miếng khi đói bằng một gói khi …

b) Đoàn kết là sống, chia rẽ là …

c) Thắng không kiêu, … không nản.

d) Nói lời phải giữ lấy lời

Đừng như con bướm … rồi lại bay.

e) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Xấu người …. nết còn hơn đẹp người.

Trả lời:

a) no

b) chết

c) bại

d) đậu

e) đẹp

Câu 3

Đặt câu để phân biệt hai từ đồng âm: giá (giá tiền) – giá (giá để đồ vật)

Trả lời:

  • Bạn mua quyển sách này giá bao nhiêu tiền?
  • Trên giá sách của em có rất nhiều truyện thiếu nhi.
  • Giá của chiếc áo này rất đắt.

Câu 4

Đặt câu với mỗi nghĩa dưới đây của từ đánh:

a) Làm đau bằng cách dùng tay hoặc dùng roi, gậy… đập vào thân người.

b) Dùng tay làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh.

c) Làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp ra bằng cách xát, xoa.

Trả lời:

a)

– Mẹ em không bao giờ đánh con.

– Đánh bạn là không tốt và thật đáng trách.

b)

– Nam đánh đàn rất hay.

– Tuấn đánh trống rất cừ.

c)

– Chị đánh xoong, nồi sạch bong như mới.

– Lan thường đánh ấm chén giúp mẹ.

Ôn tập giữa học kì 1 – Tiết 7

A. Đọc thầm

Mầm non

Dưới vỏ một cành bàng
Còn một vài lá đỏ
Một mầm non nho nhỏ
Còn nằm ép lặng im.

Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn
Rào rào trận lá tuôn
Rải vàng đầy mặt đất
Rừng cây trông thưa thớt
Như chỉ cội với cành….

Một chú thỏ phóng nhanh
Chẹn nấp vào bụi vắng
Và tất cả im ắng
Từ ngọn cỏ, làn rêu….
Chợt một tiếng chim kêu:
– Chiếp, chiu, chiu ! Xuân tới!
Tức thì trăm ngọn suối
Nổi róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy…

Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc.

VÕ QUẢNG

B. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng

Câu 1: Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào?

a) Mùa xuân

b) Mùa hè

c) Mùa thu

d) Mùa đông

Trả lời:

Những chi tiết trong bài đều cho thấy mầm non nằm im mình vào mùa đông:

Dưới vỏ một cành bàng/Còn một vài lá đỏ

Thấy mây bay hối hả/Thấy lất phất mưa phùn/Rào rào trận lá tuôn/Rải vàng đầy mặt đất/Rừng cây trông thưa thớt/Như chỉ cội với cành…

Đáp án đúng: d. Mùa đông

Câu 2

Trong bài thơ, mầm non được nhân hóa bằng cách nào?

a) Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non.

b) Dùng những tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả mầm non.

c) Dùng những đại từ chỉ người để chỉ mầm non.

Trả lời:

Trong bài thơ mầm non được nhân hóa bằng cách dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non

Một mầm non nho nhỏ/Còn nằm ép lặng im

Mầm non mắt lim dim/Cố nhìn qua kẽ lá

Mầm non vừa nghe thấy/Vội bật chiếc vỏ rơi/Nó đứng dậy giữa trời/Khoác áo màu xanh biếc

Những từ gạch chân vốn là những từ được dùng để chỉ hoạt động của con người thì nay lại được dùng cho mầm cây

Đáp án đúng: a. Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non

Câu 3: Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về?

a) Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.

b) Nhờ sự im ắng của mọi vật trong mùa xuân.

c) Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoa lá trong mùa xuân.

Trả lời:

Mầm non nhận ra mùa xuân về nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân

Chợt một tiếng chim kêu:

– Chiếp, chiu, chiu! Xuân tới!

Tức thì trăm ngọn suối

Nổi róc rách reo mừng

Tức thì ngàn chim muông

Nổi hát ca vang dậy…

Đáp án đúng: a. Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân

Câu 4: Em hiểu câu thơ Rừng cây trông thưa thớt nghĩa là như thế nào?

a) Rừng thưa thớt vì rất ít cây.

b) Rừng thưa thớt vì cây không lá.

c) Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng.

Trả lời:

Câu Rừng cây trông thưa thớt nghĩa là rừng thưa thớt vì cây không lá

Đáp án đúng: b. Rửng thưa thớt vì cây không lá

Câu 5: Ý chính của bài thơ là gì?

a) Miêu tả mầm non.

b) Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.

c) Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.

Trả lời:

Ý chính của bài thơ là miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên thông qua hình ảnh mầm cây cùng các sự vật từ khi mùa đông cho tới khi xuân sang

Đáp án đúng: c. Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên

Câu 6: Trong câu nào dưới đây, từ mầm non được dùng với nghĩa gốc

a) Bé đang học ở trường mầm non.

b) Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.

c) Trên cành cây có những mầm non mới nhú.

Trả lời:

Từ mầm non được dùng với nghĩa gốc trong câu Trên cành cây có những mầm non mới nhú

Những câu còn lại là mượn tính chất non nớt của mầm cây để chỉ sự vật khác

Đáp án đúng: c. Trên cành cây có những mầm non mới nhú

Câu 7: Hối hả có nghĩa là gì?

a) Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh.

b) Mừng vui, phấn khởi vì được như ý.

c) Vất vả vì dốc sức để làm cho thật nhanh.

Trả lời:

Hối hả có nghĩa là rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh

Đáp án đúng: a. Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh

Câu 8: Từ thưa thớt thuộc loại từ nào?

a) Danh từ

b) Tính từ

c) Động từ

Trả lời:

Từ thưa thớt là tính từ

Đáp án đúng: b. Tính từ

Câu 9: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

a) Nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt

b) Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, lặng im, thưa thớt, róc rách

c) Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách

Trả lời:

Dòng chỉ gồm từ láy đó là: Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách

Đáp án đúng: c. Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách

Câu 10: Từ nào đồng nghĩa với từ im ắng?

a) Lặng im

b) Nho nhỏ

c) Lim dim

Trả lời:

Từ đồng nghĩa với từ im ắng đó là: Lặng im

Đáp án đúng: a. Lặng im

Ôn tập giữa học kì 1 – Tiết 8

Đề bài: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.

Dàn ý tả ngôi trường

A. Mở bài: Giới thiệu chung:

Trường em tên là gì ? Ở đâu? (trường em tên Bế Văn Đàn, nằm ở một con đường khá yên tĩnh)

B. Thân bài: – Tả khái quát về ngôi trường:

Nhìn từ xa trường hiện ra với những chi tiết gì nổi bật? (cánh cổng lớn, màu ngói đỏ, tường vàng, hàng rào bao quanh, cây xanh tỏa bóng mát)

– Tả từng bộ phận:

  • Hình dáng của ngôi trường? (Hình chữ u với ba dãy nhà lớn, khang trang, hướng ra sân trường).
  • Cổng trường (trang nghiêm, phía trên là tên trường).
  • Bước vào bên trong là sân trường rộng, lát xi măng phẳng phiu.
  • Cột cờ cao, trên đỉnh cột là lá cờ đỏ sao vàng bay phần phật.
  • Cây cối (hai hàng cây tỏa bóng mát, dưới mỗi gốc cây đặt hai ghế đá, học sinh thường ngồi đọc sách hoặc vui chơi).
  • Trống trường (đặt trước phòng Ban Giám hiệu).
  • Các phòng học (có tấm bảng nhỏ ghi số phòng, trên lớp. Trong mỗi lớp có quạt, đèn điện, giá sách, ảnh Bác, năm điều Bác Hồ dạy. Cuối lớp có báo lớp trên đó là các sáng tác của các bạn trong lớp…).
  • Sau khu phòng học là vườn trường với nhiều loại cây, hoa và khu vui chơi với cầu trượt, đu quay …

C. Kết bài:

  • Em rất yêu quý ngôi trường.
  • Mong muốn trường mỗi ngày một to đẹp hơn, khang trang hơn.

Bài văn tả ngôi trường

Trường của em mang tên một vị anh hùng dân tộc – Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo. Nơi ấy luôn vọng ra bao tiếng cười hồn nhiên, bao tiếng hát ngọt ngào và tiếng giảng bài ấm áp của thầy cô giáo. Và có lẽ đây là nơi em có nhiều kỉ niệm đẹp đẽ nhất.

Trường nằm trung tâm phường. Vườn trường rộng, có bờ thành xung quanh, cổng trường hướng ra đường quốc lộ, cổng chính rộng ba mét, cổng phụ rộng hơn một mét. Nơi đây đã in đậm vào những cặp mắt hồn nhiên đầy tinh nghịch của chúng em khi mới đặt chân đến cổng trường.

Bên trong cổng trường là phòng trực. Qua phòng trực là sân trường. Tuy chưa được tráng bê tông nhưng sân trường luôn sạch đẹp. Hàng ngày, sân được các đội trực nhật nhặt sạch rác. Ai cũng giữ gìn sân trường em sạch đẹp. Những cây bàng cao, to tỏa nhiều cành tựa như những cái lọng khổng lồ tiêp nối trên sân. Mặc cho bao nhiêu năm tháng đã đi qua, cây vẫn đứng đấy để tô điểm cho cảnh trường. Giữa sân trường còn có trụ cờ sừng sững, lá cờ tung bay trong gió sớm. Trước trụ cờ này, mỗi sáng thứ hai, chúng em trang nghiêm làm lễ chào cờ.

>> Tham khảo: Tả ngôi trường

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 5

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!