Ngân hàng câu hỏi tập huấn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Ngân hàng câu hỏi tập huấn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm môn HĐTNHN 6 trong chương trình tập huấn sách giáo khoa lớp 6 mới.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án môn Toán, Ngữ văn, cùng hướng dẫn xem bộ sách giáo khoa lớp 6 mới để tìm hiểu trước về các bộ sách mới. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Bạn đang xem: Ngân hàng câu hỏi tập huấn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đáp án trắc nghiệm tập huấn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM
CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN SỬ DỤNG SGK HĐTN, HN 6 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Nội dung đánh giá | Các câu hỏi để Giáo viên tự đánh giá |
Đặc điểm, cấu trúc sách giáo khoa, chủ đề hoạt động, sách giáo viên | Từ câu 1 đến câu 5 |
Hiểu video tiết minh hoạ và đánh giá kết quả học tập của học sinh | Câu 7 |
Xây dựng kế hoạch bài dạy, phương pháp, hình thức tổ chức, sử dụng học liệu | Câu 8, 9, 10 |
Các rào cản ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động trải nghiệm của học sinh | Câu 6 |
Thầy, cô hãy tự đánh giá sau tập huấn HĐTN, HN 6 bằng cách chọn và khoanh tròn vào chữ cái đứng trước 1 phương án phù hợp nhất với suy nghĩ, nhận thức của mình trong các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm là:
A. Hoạt động giáo dục được tổ chức theo phương thức trải nghiệm, quan tâm khai thác cảm xúc của học sinh.
B. Hoạt động giáo dục tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh tham gia các trải nghiệm thực tế.
C. Hoạt động giáo dục khai thác những trải nghiệm/ kinh nghiệm đã có của học sinh.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 2. Bản chất trải nghiệm thể hiện trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 của bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” thể hiện như thế nào?
A. Hoạt động giáo dục theo chủ đề được thiết kế theo quy trình của hoạt động trải nghiệm với các bước: Khám phá – Kết nối; Thực hành; Vận dụng.
B. Khai thác tối đa trải nghiệm/ kinh nghiệm đã có và cảm xúc của học sinh trong từng hoạt động.
C. Sử dụng kết hợp nhiều hình thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học, giáo dục nhằm lôi cuốn nhiều học sinh tham gia và tăng cường sự tương tác giữa các em trong quá trình tham gia các hoạt động trải nghiệm.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 3. Cấu trúc sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 của bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” có đặc điểm nào trong số các đặc điểm dưới đây?
A. 9 chủ đề được thực hiện xuyên suốt từ lớp 6 đến lớp 9. Các chủ đề được thiết kế dựa vào yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6, có sự kế thừa các chủ điểm của Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Trong SGK chỉ thể hiện 35 tiết Hoạt động giáo dục theo chủ đề/ 105 tiết Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
B. Mỗi chủ đề chỉ thuộc về một trong 4 mạch nội dung: Hướng vào bản thân, Hướng đến xã hội, Hướng đến tự nhiên, Hướng nghiệp.
C. Trong sách giáo khoa có 3 loại hình hoạt động: Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp.
D. Tên các chủ đề có thay đổi theo yêu cầu cần đạt trong chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở từng lớp của cấp Trung học cơ sở.
Câu 4. Cấu trúc từng chủ đề trong sách giáo viên Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 của bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” có đặc điểm nào trong số các đặc điểm dưới đây?
A. Mục tiêu của từng chủ đề bám sát yêu cầu cần đạt trong chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 và thể hiện rõ mục tiêu hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
B. Trong sách giáo viên, ở mỗi chủ đề đều có 3 loại hình hoạt động là Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp.
C. Nội dung Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp ở mỗi chủ đề có quan hệ chặt chẽ với Hoạt động giáo dục theo chủ đề, trong đó, Sinh hoạt dưới cờ định hướng cho Hoạt động giáo dục theo chủ đề trong tuần. Hoạt động giáo dục theo chủ đề là loại hình hoạt động trọng tâm, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình và chi phối nội dung Sinh hoạt lớp.
D. Tất cả các phương án trên
Câu 5. Phương pháp và hình thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 được thể hiện trong sách giáo khoa và sách giáo viên chủ yếu là:
A. Phương pháp thảo luận nhóm và hình thức học trên lớp.
B. Phương pháp nghiên cứu tình huống và hình thức trải nghiệm thực tế.
C. Các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khi tham gia trải nghiệm và các hình thức trải nghiệm ở trên lớp, trường học, gia đình và xã hội.
D. Phương pháp trò chơi và hình thức tham gia các hoạt động thực tế.
Câu 6. Yếu tố nào gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động trải nghiệm của học sinh?
A. Giáo viên triển khai tiết Hoạt động trải nghiệm như dạy các môn học khác và không tạo cơ hội tối đa cho học sinh tham gia.
B. Giáo viên chưa biết cách kết nối vốn kinh nghiệm đã có của học sinh với kinh nghiệm mới mà thường áp đặt những kết luận đã chuẩn bị sẵn, không quan tâm khai thác cảm xúc của học sinh.
C. Giáo viên phụ trách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là giáo viên kiêm nhiệm, chưa được đào tạo để chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 7. Qua video tiết dạy minh họa Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề “Giao tiếp phù hợp” có thể rút ra kinh nghiệm nào?
A. Cách thức khai thác những hiểu biết, kinh nghiệm của học sinh về giao tiếp phù hợp và chưa phù hợp ở gia đình, trường học.
B. Cách tổ chức hoạt động thực hành: yêu cầu học sinh nhận diện tình huống, đề xuất cách giải quyết rõ ràng, phù hợp với hoàn cảnh thực tế, đồng thời yêu cầu học sinh chú ý quan sát khi bạn nêu cách giải quyết và sắm vai xử lí tình huống để đưa ra cách giải quyết tình huống khác.
C. Giáo viên phải luôn luôn lắng nghe, quan sát, khai thác triệt để cách xử lí của học sinh để phân tích và rút ra cách thức giao tiếp phù hợp trong tình huống cụ thể.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 8. Đánh giá kết quả Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của học sinh như thế nào?
A. Để học sinh tự đánh giá mức độ làm được/ thực hiện được theo các tiêu chí dưới sự hướng dẫn của giáo viên, kết hợp với lưu giữ sản phẩm học sinh làm được.
B. Học sinh đánh giá lẫn nhau theo nhóm/ tổ về thái độ tích cực, trách nhiệm, hợp tác, sáng tạo,… trong quá trình tham gia hoạt động.
C. Giáo viên đánh giá chung dựa vào kết quả tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng kết hợp với quan sát các hoạt động của học sinh ở trên lớp và đánh giá về việc thực hiện hoạt động vận dụng của học sinh ở nhà.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 9. Làm thế nào để tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 đáp ứng được các yêu cầu cần đạt và hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất cần thiết cho học sinh?
A. Lãnh đạo các trường cần chủ động lập kế hoạch nhà trường, bao gồm cả Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp sao cho vừa đáp ứng được các nhiệm vụ năm học, vừa phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.
B. Các tổ chuyên môn và giáo viên cần lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục và kế hoạch giáo dục của giáo viên theo phụ lục 2, phụ lục 3 trong Công văn số 5512/ BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2020 để chủ động tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 đạt hiệu quả.
C. Giáo viên phụ trách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 cần hiểu rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động và cách thức đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm, đồng thời thực hiện nghiêm túc việc lập kế hoạch bài dạy hằng tuần theo Phụ lục 4 trong Công văn số 5512/ BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2020 để chủ động triển khai tổ chức loại hình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 được phân công phụ trách đạt hiệu quả.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 10. Khi lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục và kế hoạch bài dạy, giáo viên có nhất thiết phải thực hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong sách giáo khoa và sách giáo viên không?
A. Giáo viên phải thực hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong sách giáo khoa và sách giáo viên.
B. Giáo viên phải thực hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong sách giáo khoa, còn không nhất thiết phải theo đúng sách giáo viên vì sách giáo viên là tài liệu tham khảo.
C. Giáo viên có quyền điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trong sách giáo khoa và sách giáo viên sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và trình độ, khả năng nhận thức của học sinh.
D. Tất cả các phương pháp trên.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6