Lớp 12

Luận cương chính trị tháng 10/1930

Luận cương Chính trị được ra đời trong hoàn cảnh mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp ngày càng gay gắt, nhiều thứ thuế bị áp đặt, quyền tự do bị hạn chế. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra chống thực dân Pháp bị đàn áp khốc liệt, tiêu biểu là khởi nghĩa Yên Bái.

Bạn đang xem: Luận cương chính trị tháng 10/1930

Chính vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa thành lập vào tháng 2/1930, thông qua bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên, tháng 10/1930, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần I tại Hương Cảng đã thông qua bản Luận cương chính trị. Vậy Luận cương chính trị có nội dung và ý nghĩa gì? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Nội dung Luận cương chính trị

Tháng 10-1930, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần I tại Hương Cảng đã thông qua bản Luận cương chính trị với các nội dung cơ bản sau:

+ Về mâu thuẫn giai cấp ở Đông Dương: một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc.

+ Về phương hướng chiến lược của cách mạng: lúc đầu cách mạng Đông Ddương là một cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”, có tính chất thổ địa và phản đế, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”.

+ Về nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: đánh đổ phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau. Trong đó, “vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”.

+ Về lực lượng cách mạng: Giai cấp vô sản vừa là động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền, vừa là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Dân cày là lực lượng đông đảo nhất và là động lực mạnh của cách mạng. Khước bỏ vai trò của giai cấp tiểu tư sản, trí thức, địa chủ vừa và nhỏ.

+ Về phương pháp cách mạng: phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường “võ trang bạo động”, “phải tuân theo khuôn phép nhà binh”.

+ Về quan hệ với cách mạng thế giới: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, vì thế giai cấp vô sản Đông Dương phải đoàn kết gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, trước hết là giai cấp vô sản Pháp, mật thiết liên lạc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.

+ Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung, liên hệ mật thiết với quần chúng.

2. Ý nghĩa của Luận cương

Khẳng định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc chiến lược cách mạng mà chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt đã nêu ra. Chưa xác định mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa, nên không nêu được vấn đề dân tộc lên hàng đầu mà nặng về vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp. Không đánh giá đúng khả năng cách mạng, lòng yêu nước chống Pháp của tư sản dân tộc và tiểu tư sản. Những hạn chế đó mang tính chất “tả khuynh” giáo điều.

3. Hạn chế Luận cương chính trị

+ Đề cao việc đấu tranh giành độc lập cho toàn cõi Đông Dương nhưng bỏ qua sự khác biệt về lịch sử, văn hóa… giữa các nước, chính vì thế không thể tập hợp sức mạnh, chung sức chung lòng cùng làm cách mạng được.

+ không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp mà chỉ nhấn mạnh vào mâu thuẫn giai cấp, không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu nên không xác định được đâu là mâu thuẫn cốt lõi cần giải quyết trước.

+ Đánh giá không đúng vai trò cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo của một bộ phận trung và tiểu địa chủ.

+ không đề ra được chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong đấu tranh chống đế quốc và tay sai.

+ Phủ nhận quan điểm đúng đắn trong Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt.

+ Đề cao việc đấu tranh giành độc lập cho toàn cõi Đông Dương nhưng bỏ qua sự khác biệt về lịch sử, văn hóa… giữa các nước, chính vì thế không thể tập hợp sức mạnh, chung sức chung lòng cùng làm cách mạng được.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!