Lớp 5

Lịch sử lớp 5 Bài 8: Xô viết Nghệ – Tĩnh

Giải bài tập SGK Lịch sử 5 trang 17, 18, 19 giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong bài 8: Xô viết Nghệ – Tĩnh. Nhờ đó, sẽ củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải Lịch sử lớp 5 thật thành thạo.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:

Bạn đang xem: Lịch sử lớp 5 Bài 8: Xô viết Nghệ – Tĩnh

Lý thuyết bài Xô viết Nghệ – Tĩnh

  • Ngày 12/9/1930, hàng vạn nông dân ở các huyện Hưng Yên, Nam Đàn (Nghệ An) với cờ đỏ, búa liềm dẫn đầu kéo về thị xã Vinh.
  • Đoàn người biểu tình hô khẩu hiệu: “Đả đảo đế quốc”, “đả đảo Nam triều”, “nhà máy về tay thợ thuyền”, “ruộng đất về tay dân cày”.
  • Để ngăn chặn đoàn biểu tình, thực dân Pháp đã cho binh lính đàn áp, ném bom làm hơn 200 người chết, hàng trăm người bị thương.
  • Nhân dân ta càng đấu tranh mạnh mẽ, tiếp tục nổi dậy đánh phá.
  • Sau khi có chính quyền, ở nhiều vùng thôn Nghệ – Tĩnh không hề xảy ra trộm cắp, bãi bỏ những tập tục mê tín, cờ bạc và tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân.
  • Giữa năm 1931, phong trào bị dập tắt.

Giải bài tập SGK Lịch sử 5 trang 19

Câu 1

Em hãy kể lại cuộc biểu tình ngày 12 – 9 – 1930 ở Nghệ An.

Trả lời

Ngày 12 – 9 – 1930, hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn (Nghệ An) với cờ đỏ búa liềm dẫn đầu kéo về thị xã Vinh. Đoàn người ngày càng đông thêm, vừa đi vừa hô khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc!”, “Đả đảo Nam triều!”. “Nhà máy về tay thợ thuyền!”, “Ruộng đất về tay dân cày!”…

Thực dân Pháp cho binh lính đến đàn áp nhưng không ngăn được bước tiến của đoàn biểu tình. Chúng cho máy bay ném bom vào đoàn người, làm hơn 200 người chết, hàng trăm người bị thương.

Tức nước vỡ bờ, làn sóng đấu tranh càng lên mạnh. Suốt tháng 9 và tháng 10 – 1930, nông dân tiếp tục nổi dậy đánh phá các huyện lị, đồn điền, nhà ga, công sở. Những kẻ đứng đầu chính quyền các thôn, xã sợ hãi bỏ trốn hoặc đầu hàng. Nhân dân cử ra người lãnh đạo. Lần đầu tiên, nhân dân có chính quyền của mình.

Câu 2

Trong những năm 1930 – 1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ – Tĩnh diễn ra điều gì mới?

Trả lời:

Suốt thời kì 1930 – 1931 có chính quyền nhân dân, ở các thôn xã không hề xảy ra trộm cắp. Những phong tục lạc hậu như mê tín dị đoan bị bãi bỏ, tệ nạn cờ bạc,.. cũng bị đả phá. Đặc biệt là chính quyền cách mạng đã tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân, xoá bỏ các thứ thuế vô lí.

Nhân dân ở các thôn, xã vui mừng, phấn khởi. Nghe tiếng trống báo tin, bà con nô nức ra đình làng nghe nói chuyện, nghe giải thích chính sách hoặc bàn bạc công việc chung. Ai cũng thấy minh được thoát khỏi ách nô lệ, trở thành người chủ thôn xóm.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 5

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!