Lớp 4

Lịch sử lớp 4 Bài 22: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong

Giải bài tập SGK Lịch sử 4 trang 55, 56 giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong bài 22: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong. Nhờ đó, sẽ củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải Lịch sử lớp 4 thật thành thạo.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:

Bạn đang xem: Lịch sử lớp 4 Bài 22: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong

Lý thuyết bài Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong

  • Vì Đàng Trong đất hoang còn nhiều, xóm làng và dân cư thưa thớt
  • Các chúa Nguyễn rất quan tâm đến việc khai khẩn đất hoang mở rộng diện tích đất sản xuất.
  • Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn tổ chức khai hoang ở Đàng Trong.
  • Lực lượng khai hoang là nông dân và quân lính.
  • Chính quyền chúa Nguyễn cấp lương thực trong nửa năm và một số nông cụ cho dân khẩn hoang.
  • Đoàn người khẩn hoang đã tiến vào vùng đất nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
  • Người đi khẩn hoang đã lập bảng, lập ấp mới.

Giải bài tập SGK Lịch sử 4 trang 56

Câu 1

Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Trước thế kỉ XVI, từ sông Gianh vào phía nam, đất hoang còn nhiều, xóm làng và cư dân thưa thớt. Từ lâu, những người nông dân nghèo khổ ờ phía bắc đã di cư vào đây khai phá, làm ăn.

Cuối thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn rất quan tâm tới việc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất. Nông dân, quân lính được phép đem cả gia đình vào phía nam khẩn hoang lập làng, lập ấp.

Những người khẩn hoang được cấp lương thực trong nửa năm cùng một số nông cụ, rồi chia thành từng đoàn, đi khai phá đất hoang. Các đoàn người khai hoang cứ dần dần tiến vào phía nam. Từ vùng đất Phú Yên, Khánh Hoà đến Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đoàn người tiếp tục tiến sâu vào vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay. Đi đến đâu họ lập làng, ấp mới đến đó. Công cuộc khẩn hoang đã biến một vùng đất hoang vắng ở phía nam trở thành những xóm làng đông đúc và ngày càng trù phú.

Câu 2

Cuộc khẩn hoang đã có tác dụng như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp?

Trả lời:

Công cuộc khẩn hoang đã biến một vùng đất hoang vắng ở phía nam trở thành những xóm làng đông đúc và ngày càng trù phú. Lúc đó, từ Phú Yên trở vào có rất nhiều dân tộc sinh sống (người Chăm, người Khơ-me và các dân tộc ở Tây Nguyên). Người Việt đã cùng với các dân tộc anh em sống hoà hợp với nhau, cùng đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống thiên tai và ách áp bức bóc lột. Nền văn hoá lâu đời của các dân tộc hoà vào nhau, bổ sung cho nhau tạo nên nền văn hoá chung của dân tộc Việt Nam, một nền văn hoá thống nhất và có nhiều bản sắc.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 4

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close
Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!