Lớp 4

Lịch sử lớp 4 Bài 18: Trường học thời Hậu Lê

Giải bài tập SGK Lịch sử 4 trang 49, 50 giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong bài 18: Trường học thời Hậu Lê. Nhờ đó, sẽ củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải Lịch sử lớp 4 thật thành thạo.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:

Bạn đang xem: Lịch sử lớp 4 Bài 18: Trường học thời Hậu Lê

Lý thuyết bài Trường học thời Hậu Lê

  • Nhà Hậu Lê cho dựng nhà Thái Học, dựng lại Quốc Tử Giám.
  • Trường học có lớp học, có chỗ ở và có cả kho sách.
  • Trường thu nhân cả con em gia đình thường dân nếu học giỏi.
  • Mở trường công bên cạnh các lớp học tư.
  • Nội dung học tập thời Hậu Lê là Nho giáo.

Giải bài tập SGK Lịch sử 4 trang 50

Câu 1

Em hãy mô tả tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê (về tổ chức trường học; người được đi học; nội dung học; nền nếp thi cử).

Trả lời:

a. Nhà Hậu Lê cho dựng nhà Thái học, dựng lại Quốc Tử Giám. Tại đây có lớp học, có chỗ ở cho học sinh và cả kho sách. Trường không chì thu nhận con cháu vua và các quan mà đón nhận cả con em gia đình thường dân nếu học giỏi. Ở các địa phương, nhà nước cũng mờ trường công bên cạnh các lớp học tư của các thầy đồ.

Nội dung học tập đê thi cử là Nho giáo. Học sinh phải học thuộc lòng những điều Nho giáo dạy để trở thành người biết suy nghĩ và hành động theo đúng quy định của Nho giáo.

b. Cứ ba năm có một kì thi Hương ở các địa phương và thi Hội ở kinh thành. Những người đỗ kì thi Hội được dự kì thi Đình để chọn tiến sĩ. Ngoài ra, theo định kì có kiểm tra trình độ của quan lại. Nhà Hậu Lê đặt ra lễ xướng danh (lễ đọc tên người đỗ), lễ vinh quy (lễ đón rước người đỗ cao về làng) và khắc tên tuổi người đỗ cao (tiến sĩ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh những người có tài.

Câu 2

Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?

Trả lời:

Trường không chì thu nhận con cháu vua và các quan mà đón nhận cả con em gia đình thường dân nếu học giỏi. Ở các địa phương, nhà nước cũng mở trường công bên cạnh các lớp học tư của các thầy đồ.

Nhà Hậu Lê đặt ra lễ xướng danh (lễ đọc tên người đỗ), lễ vinh quy (lễ đón rước người đỗ cao về làng) và khắc tên tuổi người đỗ cao (tiến sĩ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh những người có tài.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 4

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!