Lịch sử 8 Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
Lịch sử 8 Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức về cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII có những điểm giống và khác với các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Lịch sử 8 chương I trang 17.
Việc soạn Sử 8 Bài 2 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.
Bạn đang xem: Lịch sử 8 Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
Lý thuyết Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
I. Nước Pháp trước cách mạng
1. Tình hình kinh tế
– Nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển.
– Công thương nghiệp đã phát triển nhưng lại bị chế độ phong kiến kìm hãm.
2. Tình hình chính trị – xã hội
– Chính trị: Duy trì chế độ quân chủ chuyên chế, mọi quyền hành đều nằm trong tay vua.
– Xã hội: gồm 3 đẳng cấp: Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ 3.
- Tăng lữ và quý tộc được hưởng đặc quyền, đặc lợi.
- Đẳng cấp thứ 3 gồm tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Trong đó, nông dân nghèo khổ nhất, tư sản có thế lực về kinh tế nhưng lại bị kìm hãm về chính trị, không có bất cứ một chức danh, một đặc quyền nào.
3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng
– Chế độ quân chủ chuyên chế đã kìm hãm sự phát triển của cả kinh tế và xã hội. Chính vì vậy đã bị tố cáo, phê phán trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng ( triết học ánh sáng). Tiêu biểu là: Sác-lơ Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Ru-xô.
– Những tư tưởng tiên tiến thức tỉnh mọi người và có tác dụng chuẩn bị tích cực cho cách mạng.
II. Cách mạng bùng nổ
1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế
*Biểu hiện:
– Nhà nước nợ nhiều, không có khả năng trả nổi. Phải thu nhiều thứ thuế, công thương nghiệp đình đốn, công nhân và thợ thủ công thất nghiệp.
– Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp mọi nơi.
*Diễn biến
– 05/05/1789, hội nghị ba đẳng cấp được tổ chức. Đẳng cấp thứ ba phản đối chủ trương tăng thuế của nhà vua.
– 17/06/1789, đại biểu đẳng cấp thứ ba tự họp thành Hội đồng dân tộc và tuyên bố là Quốc hội lập hiến có quyền soạn thảo Hiến pháp, thông qua các đạo luật về tài chính. Vua và quân đội đã lựa chọn quân đội để uy hiếp.
– Quần chúng nhân dân đã dùng vũ trang chống lại nhà vua, binh lính cũng nghiêng về phía nhân dân.
– 14/07/1789, nhân dân tấn công chiếm pháo đài – nhà tù Ba-xtin.
Mở đầu cho thắng lợi kháng chiến là thắng lợi của cách mạng Pháp.
Soạn Sử 8 Bài 1 trang 17
Bài 1 (trang 17 SGK Lịch sử 8)
Lập niên biểu những sự kiện chính của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
Gợi ý đáp án:
Niên đại | Sự kiện |
14-7-1789 | Quần chúng tấn công pháo đài nhà tù – nhà tù Ba-xtri |
8-1979 | Thông qua tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền |
9-1971 | Công bố hiến pháp, xác lập chế độ quân chủ lập hiến |
10-8-1792 | Lật đổ ách thống trị của phái lập hiến |
21-9-1792 | Thành lập nền công hòa đầu tiên |
2-6-1793 | Lật đổ phái Gi-rông đanh, phái Gia-cô-banh lên nắm quyền |
27-7-1794 | Đảo chính lật đổ Gia cô banh |
Bài 2 (trang 17 SGK Lịch sử 8)
Vai trò của nhân dân trong Cách mạng tư sản Pháp được thể hiện ở những điểm nào?
Gợi ý đáp án:
Quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển và kết quả của cách mạng, là động lực chủ yếu từng bước đưa cách mạng đại tới đỉnh cao. Điều này được thể hiện qua 3 sự kiện tiêu biểu của ba giai đoạn:
– Ngày 14 -7 – 1789, quần chúng lao động Pa-ri đã phá ngục Ba-xti. Mở đầu cho cuộc cách mạng.
– Ngày 10 -8 -1792, quần chúng nhân dân đứng lên khởi nghĩa lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, xóa bỏ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hòa, đưa cách mạng phát triển lên một bước cao hơn.
– Ngày 2 – 6 – 1793, trước tình trạng Tổ quốc lâm nguy, quần chúng nhân dân lại khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh, đưa phái Gia-cô-banh lên cầm quyền. Cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.
Bài 3 (trang 17 SGK Lịch sử 8)
Nêu những sự kiện chủ yếu qua các giai đoạn để chứng tỏ sự phát triển của Cách mạng tư sản Pháp.
Gợi ý đáp án:
– Giai đoạn I (chế độ quân chủ lập hiến), có các sự kiện : Ngày 14 – 7 – 1789, tấn công pháo đài – nhà ngục Ba-xti; tháng 8 – 1789, thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền; tháng 9-1791, thông qua Hiến pháp…
– Giai đoạn II (bước đầu của nền cộng hòa) : Tháng 9 – 1972, thành lập nền cộng hòa; ngày 21 – 1 – 1793, xử tử vua Lu-i XVI; ngày 2 – 6 – 1793. Nhân dân nổi dậy khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh.
– Giai đoạn III (chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh) : dựa vào SGK, trình bày những biện pháp tích cực của phái này nhằm cứu nước Pháp thoát khỏi sự đe dọa của “thù trong, giặc ngoài”, đưa cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.
Bài 4 (trang 17 SGK Lịch sử 8)
Trình bày và phân tích ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
Gợi ý đáp án:
– Đã lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.
– Quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo nhất tham gia cách mạng, đưa cách mạng đạt đến đỉnh cao.
– Thức tỉnh lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới đứng lên chống chế độ phong kiến.
– Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 8