Lớp 6

Lịch sử 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử – Cánh diều

Giải bài tập SGK Lịch sử 6 trang 10, 11, 12 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 2: Thời gian trong lịch sử của Chương 1: Vì sao cần học Lịch sử.

Thông qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 2 chương 1 trong sách giáo khoa Lịch sử 6 Cánh diều. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Lịch sử 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử – Cánh diều

Trả lời câu hỏi phần Nội dung bài học

1. Vì sao phải xác định thời gian?

Quan sát bảng trên và cho biết căn cứ vào thông tin nào để sắp xếp các sự kiện theo thứ tự trước, sau.

Sắp xếp các sự kiện theo thứ tự trước, sau

Trả lời:

Quan sát vào bảng trên ta thấy, muốn sắp xếp các sự kiện theo thứ tự trước, sau thì chúng ta cần phải nắm được mốc thời gian của các sự kiện đó. Theo đó, sự kiện nào có mốc thời gian bé thì diễn ra trước và sự kiện nào có mốc thời gian lớn thì diễn ra sau.

2. Cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào?

– Quan sát hình 2.2 và cho biết tờ lịch ghi ngày dương lịch là ngày nào, ngày âm lịch là ngày nào?

Hình 2.2

– Dựa vào sơ đồ hình 2.3, hãy giải thích khái niệm trước Công Nguyên và Công Nguyên.

Hình 2.3

– Quan sát sơ đồ hình 2.4, hãy cho biết mỗi thập kỉ, thế kỉ và thiên niên kỉ là bao nhiêu năm.

Hình 2.4

Trả lời:

– Quan sát hình 2.2 và ta thấy: tờ lịch ghi ngày dương lịch là ngày 25/1, ngày âm lịch là ngày 1/1.

– Dựa vào sơ đồ hình 2.3 ta thấy:

  • Trước Công Nguyên là thời điểm trước khi Giêsu được sinh ra
  • Công nguyên là kỷ nguyên bắt đầu (đơn vị tính bằng năm) tính theo năm chúa Giêsu ra đời.

– Quan sát sơ đồ hình 2.4, ta thấy:

  • Một thập kỷ là 10 năm.
  • Một thế kỷ là 100 năm.
  • Một thiên niên kỷ là 1000 năm.

Trả lời câu hỏi phần Luyện tập và vận dụng

Luyện tập

Câu 1: Nêu cách tính thời gian trong lịch sử?

Trả lời

Cách tính thời gian trong lịch sử là: Dựa vào thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt trời, Mặt trăng mà người xưa đã tính và làm ra lịch.

Âm lịch là cách tính lịch dựa và sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Mặt Trăng chuyển động một vòng quanh Trái Đất được tính là một tháng.

Dương lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời được tính là một năm.

Vận dụng

Câu 2: Tết nguyên đán của Việt Nam tính theo lịch gì? Lấy thêm ví dụ về việc sử dụng âm lịch và dương lịch ở Việt Nam hiện nay?

Trả lời

Tết nguyên đán của Việt Nam tính theo lịch âm.

Ví dụ về việc sử dụng lịch âm và lịch dương ở Việt Nam:

  • Lịch âm để sử dụng trong các ngày: tiết khí, lễ hội tư xa xưa, giỗ tổ…
  • Lịch dương hầu như sử dụng hằng ngày, trong công việc, các ngày lễ như 20/11; 8/3; 2/9….

Câu 3: Tính từ năm 40 (khởi nghĩa Hai Bà Trưng) cho đến năm hiện tại là bao nhiêu năm, bao nhiêu thập kỉ, bao nhiêu thế kỉ?

Trả lời

Tính từ năm 40 (khởi nghĩa Hai Bà Trưng) cho đến năm hiện tại là 1981 năm, 198 thập kỉ, 19 thế kỉ.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!