Lớp 10

Lịch sử 10 Bài 8: Văn minh Ấn Độ cổ – trung đại

Soạn Sử 10 Bài 8: Văn minh Ấn Độ cổ trung đại sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 44→51 thuộc chương 2: Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ trung đại.

Lịch sử 10 Bài 8 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài Văn minh Ấn Độ cổ trung đại chương 2 trong sách giáo khoa Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Sử 10 Bài 8 trang 44 mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Bạn đang xem: Lịch sử 10 Bài 8: Văn minh Ấn Độ cổ – trung đại

Trả lời câu hỏi nội dung Lịch sử 10 Bài 8

I. Cơ sở hình thành

1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng gì đến sự ra đời của nền văn minh Ấn Độ cổ đại?

Trả lời

Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự ra đời của nền văn minh Ấn Độ cổ đại:

Ấn Độ là một bán đảo rộng lớn nằm ở Nam Á, ba mặt giáp biển, thuận lợi cho giao thương và giao lưu văn hóa. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều vùng khô nóng nhưng cũng có vùng ẩm mát.

Phía bắc là khu vực đồi núi, có dãy Hi-ma-lay-a, nơi khởi nguồn của những con sông lớn. Đồng bằng hạ lưu có thung lũng sông Ấn và lưu vực sông Hằng – nơi phát tích của những trung tâm văn minh. Khu vực phía Nam có cao nguyên Đêcan, được xem là vùng đất cổ xưa nhất, tạo dựng nên những giá trị văn minh riêng biệt của các dân tộc Đra-vi-đa.

2. Dân cư

Theo em, điều gì làm nên sự đa dạng về tộc người ở Ấn Độ?

Trả lời

Điều làm nên sự đa dạng về tộc người ở Ấn Độ:

  • Cư dân bản địa của Ấn Độ cổ đại sinh sống trên lưu vực sông Ấn. Khoảng từ TNK III đến TNK II TCN, họ đã xây dựng nền văn minh đầu tiên với dấu tích được khai quật ở Mô-hen-giô Đa-rô và Ha-ráp-pa. Họ được gọi là người Ha-ráp-pan.
  • Khoảng giữa TNK II TCN, người A-ri-a gốc từ I-ran xâm nhập, chinh phục và làm chủ vùng Bắc Ấn. Phía Nam Ấn Độ chủ yếu là tộc người Đra-vi-đi-an.
  • Trong các thời kì sau, người Hy Lạp, Hung Nô, A Rập,….cũng đến Ấ Độ cư trú, tạo nên quá trình hỗn chủng và sự đa đạng về tộc người.

II. Thành tựu văn minh tiêu biểu

1. Chữ viết và văn học

Câu 1. Dựa vào Hình 8.8, em hãy tìm hiểu và cho biết quốc gia nào ở Đông Nam Á kế thừa chữ viết Ấn Độ?

Trả lời

Quốc gia ở Đông Nam Á kế thừa chữ viết Ấn Độ:

Người Khơ-me sáng tạo ra chữ Khơ-me cổ dựa trên chữ Phạn (người Khơ-me sinh sống chủ yếu ở Cam-pu-chia và một số nước như Việt Nam, Lào, Thái Lan)

Giải Luyện tập Sử 10 Bài 8 trang 51

Câu 1

Trình bày những cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ. Theo em, cơ sở nào là quan trọng nhất?

Trả lời

Những cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ:

– Điều kiện tự nhiên:

  • Vị trí
  • Khí hậu
  • Địa hình:
  • Dân cư

– Điều kiện kinh tế:

– Điều kiện chính trị xã hội:

=> Cơ sở về điều kiện tự nhiên là quan trọng nhất.

Câu 2

Trong những thành tựu nổi bật của nền văn minh Ấn Độ, em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?

Trả lời

Sáng tạo ra hệ thống số 10 chữ số

Giải Vận dụng Lịch sử 10 Bài 8 trang 51

Câu 1

Nếu được đến Ấn Độ du lịch, em mong muốn tham quan di sản văn hóa nào nhất? Vì sao?

Trả lời

Nếu được đến Ấn Độ du lịch, em mong muốn tham quan di sản văn hóa đền Taj Mahal

Đền Taj Mahal còn được gọi là lăng mộ Taj Mahal tọa lạc bên hữu ngạn của sông Yamuna, quận Agra, Uttar Pradesh. Lăng mộ nổi tiếng này của Ấn Độ được xây dựng dưới thời hoàng đế Mughal Shah Jahan vào năm 1632 để tưởng nhớ tới vợ của mình. Toàn bộ quần thể lăng mộ có diện tích rộng lớn lên tới 17ha. Lăng mộ được xây dựng bởi những người thợ giỏi nhất về các lĩnh vực khảm, đá, chạm khắc, thợ xây mái vòm. Đây là công trình kiến trúc vĩ đại bậc nhất của người Hồi giáo tại Ấn Độ thu hút du khách tham quan.

Câu 2

Thực hành Dự án Hành trình kết nối di sản, em hãy lựa chọn một số di sản văn hóa của Việt Nam chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ và trình bày những giá trị đặc sắc của di sản văn hóa đó.

Trả lời

Thời cổ trung đại, Ấn Độ đã có một nền nghệ thuật phong phú, đặc sắc, trong đó nổi bật nhất là kiến trúc, điêu khắc. Thời Harappa, nhà cửa chỉ mới xây bằng gạch, đến vương triều Morya nghệ thuật kiến trúc đá mới bắt đầu phát triển mà các công trình tiêu biểu là cung điện, chùa tháp, trụ đá.

Champa đón nhận dòng chảy của nền văn minh Ấn Độ từ biển Đông. Một điều dễ nhận thấy kiến trúc đi cùng với tôn giáo. Hầu hết, các công trình kiến trúc Chăm đều phục vụ cho nhu cầu tôn giáo. Trong suốt chiều dài lịch sử Champa, vương triều nào khi lên nắm quyền đều cho xây dựng hoặc trùng tu công trình tôn giáo để chứng tỏ sức mạnh, nhưng quan trọng hơn cả vẫn nhằm vào mục đích tạ ơn thần linh, qua việc dâng lễ vật cúng cho đền tháp vì đã phù trợ sức mạnh và chiến thắng cho vương triều.

Vật liệu cơ bản và chủ yếu để xây dựng đền tháp là gạch và đá. Có thể nói, người Chăm là bậc thày về kỹ thuật chế tác gạch, trải qua bao thế kỷ, những tháp gạch Chăm vẫn còn tươi rói, màu sắc ánh hồng, vàng, kết dính với nhau một cách kỳ lạ mà nhiều nhà khoa học còn chưa thể giải mã hết. Trên thân tháp bằng gạch, những thợ điêu khắc đã chạm trổ hoa văn, những con vật thiêng liêng của Hindu giáo hay cảnh sinh hoạt trong cung đình, rất sinh động và chân thật. Đặc điểm của gạch Chăm là mềm, xốp nên khi dựng xong hình thể, dáng tháp hoàn chỉnh, sau đó sẽ chạm, khắc, khảm lên tháp những môtip mà nhà vua và nhân dân muốn gởi gắm vào.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!