Lớp 10

Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Soạn Sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 18→24 thuộc chủ đề 2: Vai trò của Sử học.

Lịch sử 10 bài 3 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài Sử học với các lĩnh vực khoa học khác chủ đề 2 trong sách giáo khoa Lịch sử 10 Cánh diều. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Sử 10 bài 3 mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Bạn đang xem: Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 3 sách Cánh diều

1. Sử học – môn khoa học mang tính liên ngành

– Để phục dựng được hoạt động của con người trong quá khứ. Sử học cũng khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học liên quan.

– Nhà sử học không thể miêu tả, phục dựng lại một cách đầy đủ, toàn diện bức tranh về quá khứ nếu chỉ sử dụng những tri thức hoặc phương pháp lịch sử đơn thuần.

– Nhà sử học cần có nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực đó trước khi nghiên cứu chuyên sâu: lịch sử kinh tế, lịch sử nghệ thuật, lịch sử tôn giáo.

2. Mối liên hệ giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn

2.1. Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn

– Sự hình thành, phát triển của các ngành khoa hội nhân văn luôn có sự kết nối và gắn liền với tri thức lịch sử.

– Sự tồn tại và phát triển của sử học không thể biệt lập và tách rời với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

– Sử học cung cấp tri thức về bối cảnh, nội dung, tác động, ý nghĩa,.. để làm rõ hơn sự hình thành và phát triển các ngành.

– Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí học, Triết học

2.2. các ngành khoa học xã hội và nhân văn với sử học

– Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện, cụ thể và chính xác hơn.

– Mối liên hệ giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn là mối liên hệ gắn bó, tương hỗ lẫn nhau.

Giải Luyện tập và vận dụng Lịch sử 10 bài 3 trang 24

Câu 1

Bằng kiến thức đã học, hãy làm sáng tỏ nhận định: Sử học là ngành khoa học có mối quan hệ với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau.

Gợi ý đáp án

Để phục dựng được hoạt động của con người trong quá khứ, Sử học cần kết hợp các phương pháp nghiên cứu, như phương pháp lịch sử, phương pháp lo-gic, xử lí sử liệu (phân tích, tổng hợp), điền dã,….Sử học cũng khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học có liên quan, đặc biệt là khoa học xã hội nhân văn.

Mọi sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ đều gắn với những điều kiện tự nhiên và bối cảnh chính trị xã hội cụ thể. Nhà sử học không thể miêu tả, phục dựng lại một cách đầy đủ, toàn diện bức tranh về quá khứ nếu chỉ sử dụng những tri thức hoặc các phương pháp lịch sử đơn thuần.

Bên cạnh đó, một số đối tượng hoặc chủ đề nghiên cứu đòi hỏi nhà sử học cần có một nền tảng kiến thức về lĩnh vực đó trước khi nghiên cứu chuyên sâu, như lịch sử kinh tế, lịch sử nghệ thuật, lịch sử tôn giáo.

Câu 2

Trình bày mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Lấy ví dụ và phân tích về mối liên hệ đó.

Gợi ý đáp án

Mối liên hệ giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác:

  • Trong số các ngành KHXH&NV, Sử học là một môn khoa học ra đời sớm, có vị trí, vai trò quan trọng nổi bật. Sự hình thành, phát triển của các ngành KHXH&NV luôn có sự kết nối và gắn liền với tri thức lịch sử. Đông thời, sự tồn tại và phát triển của Sử học không thể biệt lập và tách rời với các ngành KHXH&NV.
  • Tri thức lịch sử luôn đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với KHXH&NV ở mọi lĩnh vực, đặc biệt trong việc nghiên cứu sự hình thành, biến đổi của các lĩnh vực thuộc đời sống văn hóa và xã hội con người. Sử học cung cấp những tri thức về bối cảnh, nội dung, tác động, ý nghĩa để làm rõ hơn lịch sử hình thành và phát triển của các ngành.
  • Trong số các ngành KHXH&NV, Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí học.

Mối liên hệ giữa các ngành KHXH&NV khác đối với Sử học:

  • Trong quá trình nghiên cứu lịch sử, nhà sử học thường xuyên khai thác, sử dụng tri thức của các ngành khoa học như Khảo cổ học, Địa lí học, Văn học, Xã hội học,…
  • Những thông tin của ngành KHXH&NV hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện hơn, cụ thể hơn và chính xác hơn.
  • Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành KHXH&NV là mối liên hệ gắn bó, tương hỗ và ngày càng quan trọng trong xu thế phát triển liên ngành, đa ngành của các lĩnh vực khoa học ngày nay.

Ví dụ: Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) là di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam. Để nghiên cứu về di sản này, cần nghiên cứu toàn diện về giá trị lịch sử, giá trị thẩm mĩ, địa chất địa mạo,….

Câu 3

Em đã khai thác và sử dụng công nghệ thông tin để học tập lịch sử và các môn học khác như thế nào?

Gợi ý đáp án

Khai thác và sử dụng công nghệ thông tin để học tập lịch sử và các môn học khác:

Sử dụng máy tính để học tập (có hướng dẫn).

Sử dụng tài nguyên máy tính (sách điện tử, phần mềm giáo dục, bách khoa toàn thư trực tuyến…) để hỗ trợ học tập.

Sử dụng công cụ phù hợp (phần mềm xử lý văn bản, máy ảnh kỹ thuật số, phần mềm vẽ) để thể hiện ý tưởng, trình bày suy nghĩ và minh họa câu truyện.

Truy cập Website để tìm kiếm, thu thập thông tin nhằm hỗ trợ học tập với sự giúp đỡ của GV hoặc người khác.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!