Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Soạn Sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 9→13 thuộc chương 1: Lịch sử và sử học, vai trò của sử học.
Lịch sử 10 Bài 2 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài Tri thức lịch sử và cuộc sống chương 1 trong sách giáo khoa Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Sử 10 Bài 2 trang 9, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Bạn đang xem: Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Trả lời câu hỏi nội dung Lịch sử 10 Bài 2
1. Vai trò
Tri thức lịch sử có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội?
Trả lời
Vai trò của tri thức lịch sử đối với mỗi cá nhân và xã hội:
Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc.
Là điều kiện cơ bản để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa.
2. Ý nghĩa của tri thức lịch sử
Câu 1
Theo em, quá khứ có mối quan hệ như thế nào với hiện tại và tương lai? Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào?
Trả lời
– Quá khứ, hiện tại và tương lai có mối quan hệ mật thiết với nhau.
– Giá trị của những bài học kinh nghiệm trong lịch sử:
- Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh dân tộc.
- Giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hóa, văn minh của nhân loại. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ lịch sử giúp mỗi quốc gia, dân tộc tự nhận thức chính mình.
- Giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hóa nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
- Học tập lịch sử giúp hiểu rõ quá khứ, là cơ sở để nhận thức hiện tại và tương lai.
Câu 2
Em hãy tìm hiểu và cho biết chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo những gì đã soạn trong di chúc.
Trả lời
Chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo những điều đã soạn trong di chúc:
– Về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ và về sự thống nhất đất nước:
Người khẳng định: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn”. Người viết: “Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng, thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thiếu niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta…”.
=> Đây là dự báo của một thiên tài, biết trước sự việc như Hồ Chí Minh. Đồng thời người cũng nêu những công việc Người dự định làm sau đó cho thấy sự tin tưởng dân tộc ta sẽ giành chiếc thắng.
– Nêu lên sự lãnh đạo của Đảng quyết định thắng lợi của dân tộc ta:
- Người cho rằng sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
- Trong công tác xây dựng Đảng, thì vấn đề đoàn kết thống nhất trong Đảng là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất, là sự vận động và phát triển theo đúng quy luật của Đảng.
- Đoàn kết thống nhất trong Đảng là cơ sở để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
- Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền mà không đoàn kết thống nhất thì sự nghiệp cách mạng của dân tộc không thể thắng lợi.
Giải Luyện tập, vận dụng 10 Bài 2 Chân trời sáng tạo
Luyện tập
Tri thức lịch sử có vai trò ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội? Nêu ví dụ chứng minh.
Gợi ý đáp án
– Vai trò của tri thức lịch sử đối với mỗi cá nhân và xã hội: Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc. Là điều kiện cơ bản để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa.
– Ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với mỗi cá nhân và xã hội:
- Đối với mỗi quốc gia, dân tộc:
- Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh dân tộc.
- Giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hóa, văn minh của nhân loại.
- Những bài học kinh nghiệm rút ra từ lịch sử giúp mỗi quốc gia, dân tộc tự nhận thức chính mình.
Đối với học sinh, thế hệ trẻ:
- Tri thức lịch sử giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hóa nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
- Học tập lịch sử giúp hiểu rõ quá khứ, là cơ sở để nhận thức hiện tại và tương lai.
Vận dụng
Tìm hiểu về Hoàng thành Thăng Long và nêu suy nghĩ của em về giá trị của di sản này đối với cuộc sống hôm nay và mai sau.
Gợi ý đáp án
Giá trị của di sản Hoàng thành Thăng Long đối với cuộc sống hôm nay và mai sau:
– Giá trị nhận diện bản sắc: Di sản Hoàng Thành Thăng Long là minh chứng sống động về nét độc đáo riêng biệt của Hà Nội dựa trên sự hội nhập các yếu tố cổ và hiện đại. Hơn nữa, bảo tồn di sản Hoàng Thành cũng là bảo tồn minh chứng hữu hình về sự phát triển liên tục của lịch sử dân tộc Việt Nam và đặc trưng của tổ chức Nhà nước Việt Nam hơn 1.000 năm qua.
– Giá trị lịch sử: Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, kể cả di tích khảo cổ học phát hiện trong lòng đất và các di tích trên mặt đất, phản chiếu bề dày lịch sử gần như liên tục từ thủ phủ An Nam, thành Đại La thế kỷ 7 – 9 thời thuộc Đường, đến Cấm thành Thăng Long từ thời Lý qua Trần, Lê Sơ, Mạc, Lê trung hưng cuối thế kỷ 18, rồi thành Thăng Long – Hà Nội thời Nguyễn thế kỷ 19, qua thời Pháp thuộc cho đến hiện nay.
– Giá trị văn hoá: Di tích Hoàng Thành góp phần tăng cường hiểu biết lịch sử nhân loại, nâng cao hình ảnh của Hà Nội và Việt Nam như một trung tâm văn hoá có bề dày lịch sử, từ đó khuyến khích niềm tự hào dân tộc.
– Giá trị tuyên truyền giáo dục về truyền thống: Di tích Hoàng Thành là một giáo cụ trực quan sống động về lịch sử, là nguồn cung cấp nhiều tư liệu độc đáo, minh chứng thuyết phục vị thế của Hà Nội là kinh đô của nước Đại Việt, từ đó góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về quá trình phát triển Hà Nội và lịch sử dân tộc.
– Giá trị phát triển du lịch: Việc bảo tồn khu di tích Hoàng Thành sẽ tạo sức hút lớn về du lịch cho thành phố Hà Nội và Việt Nam nói chung. Phát triển hệ thống di sản Hoàng Thành góp phần quan trọng đưa Hà Nội vào danh sách điểm đến trên thế giới. Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn trong việc khuyến khích nghành du lịch trong nước đi lên theo hướng chuyên nghiệp và thu hút được nhiều lợi ích từ bên ngoài.
– Giá trị khoa học: Khu di tích với bề dày lịch sử khoảng 13 thế kỷ, trong đó có gần 10 thế kỷ từ khi vua Lý Thái Tổ định đô Thăng Long đến nay, là nơi diễn ra sự giao thoa nhiều giá trị nhân văn có ý nghĩa toàn cầu của phương Đông và thế giới, biểu thị trong quy hoạch đô thị, tạo dựng cảnh quan, trong nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc và kỹ thuật xây dựng. Trên cơ sở nền văn hóa có cội nguồn bền vững bên trong, các giá trị và ảnh hưởng bên ngoài được tiếp thu và kết hợp với các giá trị bên trong, được vận dụng một cách hài hòa phù hợp với điều kiện tự nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc. Di tích này sẽ cung cấp những tư liệu lịch sử độc đáo, xác thực phục vụ hiệu quả công tác nghiên cứu.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10