Lớp 7

Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 7 năm 2021 – 2022

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Địa lí 7 năm 2021 – 2022 tóm tắt toàn bộ lý thuyết và các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình Địa 7 giữa kì 2. Đây là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị thật tốt kiến thức cho bài thi giữa học kì 2 sắp tới.

Đề cương ôn thi giữa kì 2 Địa lí 7 được biên soạn rất chi tiết, cụ thể với những dạng bài, lý thuyết và cấu trúc đề thi được trình bày một cách khoa học. Từ đó các bạn dễ dàng tổng hợp lại kiến thức, luyện giải đề. Vậy sau đây là nội dung đề cương giữa kì 2 Địa 7, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bạn đang xem: Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 7 năm 2021 – 2022

Phần I: Lý thuyết ôn thi giữa kì 2 Địa 7

Châu Mĩ:

Câu 1: Đặc điểm vị trí địa lý của châu Mĩ?

– Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu tây, diện tích 42 triệu km2.

– Lãnh thổ trải dài theo phương kinh tuyến từ vùng cực bắc đến vùng cận cực nam ( Từ khoảng 820B- 55054/N).

Bắc Mĩ:

Câu 2: Vị trí nằm từ vùng cực bắc đến 150B

Trình bày đặc điểm địa hình Bắc Mĩ?

Trả lời: Gồm 3 miền địa hình:

* Hệ thống núi trẻ Cooc đi e ở phía tây: cao đồ sộ,hiểm dài 9000km.cao trung bình 3000m – 4000 m,gồm nhiều dãy sông song xen giữa có các cao nguyên và sơn nguyên.

* Miền đồng bằng ở giữa: rộng lớn cao ở phia bắc, tây bắc,thấp ở nam và đông nam.

* Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông:

– Sơn nguyên trên bán đảo La bra đo.

– Núi già cổ Apalat thấp nhiều khoáng sản, phía bắc thấp,cao phía nam.

Câu 3: Trình bày sự phân hóa khí hậu của Bắc Mĩ?

Trả lời:

– Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo chiều bắc – nam và tây –đông:

* Từ bắc xuống nam:

+ Có đủ cả 3 vành đai khí hậu: Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.

Giải thích : do nằm từ vòng cực bắc đến 150B.

* Từ tây sang đông:

+ Trong mỗi đới khí hậu lại có sự phân hóa theo chiều tây – đông.

Do đặc điểm phân bố của địa hình.

Câu 4: Trình bày sự phân bố dân cư bắc Mĩ?

Trả lời:

Dân cư Bắc Mĩ phân bố không đồng đều giữa bắc và nam,giữa tây và đông:

– Phía bắc: ( thuộc bán đảo Alatxca và phía bắc Ca na đa)dân cư thưa thớt do khí hậu lạnh giá.

– Phía tây: khu vực hệ thống Cooc đi e thưa dân do vùng núi cao.

– Phía đông ( duyên hải đông bắc Hoa Kì, phía nam Hồ Lớn): dân cư đông nhất do công nghiệp phát triển sớm, mức độ đô thị hóa cao,nhiều thành phố, nhiều hải cảng.

Câu 5: Những điều kiện làm cho nông nghiệp Hoa Kỳ và Canađa đạt trình độ cao?

Trả lời:

*Điều kiện tự nhiên:

– Đất nông nghiệp rộng lớn màu mỡ.

– Khí hậu phân hóa đa dạng.

– Nguồn nước dồi dào.

*Điều kiện kinh tế xã hội:

– Áp dụng trình độ khoa học kỹ thuật tiến tiến.

– Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực cho việc tăng năng suất cây trồng vật nuôi.

– Công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ .

– Sử dụng nhiều máy móc phân bón…

* Nam Mĩ:

Câu 6: Các miền địa hình của Nam Mĩ ?

*Phía tây hệ thống núi trẻ An –đét: Cao đồ sộ nhất Châu Mĩ. Cao trung bình: 3000m – 5000m.

+ Xen giữa các núi là cao nguyên và thung lũng.

+ Thiên nhiên phân hoá phức tạp thay đổi từ bắc xuống nam ,từ thấp lên cao.

– Ở giữa là các đồng bằng: 4 đồng bằng kế tiếp nhau (Orinôcô,Amazôn, Pampa,Laplata)

– Phía đông là sơn nguyên Braxin và Guyana.

Câu 7: So sánh điểm giống và khác nhau giữa địa hình Bắc Mĩ và địa hình Nam Mĩ?

Trả lời:

– Giống nhau: Về mặt cấu trúc địa hình.

– Khác nhau:

Các khu vực

Bắc MĨ

Nam Mĩ

Phía tây

Hệ thống Coóc Đie chiếm 1/2 địa hình Bắc Mĩ.

– Hệ thống An Đét cao đồ sộ hơn nhưng chiếm diện tích nhỏ hơn.

Ở giữa

– Cao phía bắc, thấp dần phía nam.

– Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau, đồng bằng thấp trừ đồng bằng Pampa phía nam cao.

Phía đông

Núi già Apalát.

Các sơn nguyên.

Câu 8: Nam Mĩ có các đới khí hậu nào?

Trả lời:

Có gần đầy đủ các kiểu khí hậu trên trái đất: k/h xích đạo, k/h cận xích đạo, k/h nhiệt đới, khí hậu cận nhiệt đới, khí hậu ôn đới.

– Khí hậu phân hoá theo chiều Bắc Nam; đông tây; thấp lên cao.

Câu 9: Đặc điểm dân cư Trung và nam Mĩ?

Trả lời:

– Dân cư phần lớn là người lai.

– Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao.

– Phân bố dân cư không đồng đều:

+ Đông: Ven biển, cửa sông,trên cao nguyên mát mẻ.

+ Thưa: sâu trong nội địa.

– Tỉ lệ đô thị hóa cao 75% dân số nhưng tỉ lệ đô thị hóa tự phát chiếm 35%- 45% dân số.

Châu Nam Cực:

Câu 10: Đặc điểm tự nhiên châu Nam Cực ?

Trả lời:

– Vị trí:

– Khí hậu:

– Rất giá lạnh, cực lạnh của trái đất. Nhiệt độ quanh năm dưới 00C.

– Nhiều gió bão nhất thế giới vận tốc 60Km/h.

– Địa hình: Là một cao nguyên băng khổng lồ, cao trung bình 2600m

– Sinh vật:

+ Thực vật: Không có.

+ Động vật: Chịu rét giỏi như chim cánh cụt, hải âu, hải cẩu, cá voi xanh, bão biển … sống ven lục địa.

Châu Đại Dương:

– Đặc điểm khí hậu, thực vật?

– Đặc điểm kinh tế?

Châu Âu:

Câu 11: Đặc điểm vị trí địa lý của châu Âu?

Trả lời:

Là một châu lục thuộc lục địa Á –Âu.

– Nằm giữa các vĩ độ 360B- 710B, có 3 mặt giáp biển và đại dương.Bừ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành nhiều bán đảo,vũng vịnh và biển ăn sâu vào đất liền.

Câu 12: Trình bày sự phân bố các miền địa hình của châu Âu?

Trả lời: Châu Âu có 3 dạng địa hình chính

– Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích kéo dài từ tây sang đông.

– Núi già : ở phía bắc và trung tâm, đỉnh tròn,thấp, sườn thoải

– Núi trẻ ở phía nam.đỉnh cao nhọn bên cạnh những thung lũng sâu.

Câu 13: Đặc điểm khí hậu,sông ngòi, thực vật của châu Âu ?

Trả lời:

*Khí hậu: đại bộ phận châu âu có khí hậu ôn đới.Khí hậu phân hóa từ bắc –nam, từ tây sang đông

+ Phía tây : kh/ôn đới hải dương.

+ Phía đông: k/h ôn đới lục địa.

+ Phía nam: k/h địa trung hải.

+ Phía bắc k/h hàn đới.

*Thực vật: thay đổi từ bắc xuống nam, từ tây sang đông:

+ Phía tây: rừng lá rộng.

+ Phía đông: rừng lá kim.

+ Phía nam rừng lá cứng

+ Đông nam;Thảo nguyên.

*Sông ngòi: lượng nước dồi dào.

Câu 14: Các môi trường chính ở châu Âu?Đặc điểm khí hậu, sông ngòi, thực vật,của mỗi kiểu môi trường?

Trả lời: 3 kiểu môi trường chính:

*Môi trường ôn đới hải dương:

– Phân bố: phía tây.

– Khí hậu: mùa hạ mát,mùa đông khong lạnh lắm, mưa quanh năm,lượng mưa tương đối lớn từ 800mm- 1000mm/năm

– Sông ngòi nhiều nước quanh năm,không đóng băng.

– Thực vật: rừng lá rộng như sồi, dẻ.

*Môi trường ôn đới lục địa:

– Phân bố: phía đông

– Khí hậu: mùa đông lạnh có tuyết rơi, mùa hạ nóng,có mưa.

– Sông ngòi đóng băng vào mùa đông.

– Thực vật: thay đổi từ bắc xuống nam: Đồng rêu,rừng lá kim, rựng hỗn giao, rường lá rộng, thảo nguyên rừng, thảo nguyên, nửa hoang mạc.

* Môi trường địa trung hải:

– Phân bố: phía nam

– Khí hậu: mùa hạ nóng và khô, mùa đông không lạnh lắm, mưa nhiều vào thu đông.

– Sông ngòi: ngắn dốc,mùa thu –đông nhiều nước, mùa hạ ít nước.

– Thực vật: Rừng thưa với cây lá cứng và xanh quanh năm.

Câu 15: Đặc điểm dân cư – xã hội châu Âu ?

Trả lời:

– Đa dạng về tôn giáo,ngôn ngữ và văn hóa.

– Dân cư đang già đi.

– Mức độ đô thị hóa cao.

– Chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ rô pê- ô- it.

Câu 16: Tại sao nghành nông nghiệp châu Âu đạt hiệu quả cao?

Trả lời:

– Các nước châu Âu có nền nông nghiệp thâm canh,phát triển ở trình độ cao,áp dụng khoa học kỹ thuật tiến gắn chặt với công nghiệp chế biến, nhờ đó đạt được hiệu quả cao.

Câu 17: Đặc điểm nghành công nghiệp và dịch vụ châu Âu ?

Trả lời:

* Nghành công nghiệp:

– Nền công nghiệp Châu Âu phát triển sớm nhất thế giới.

– Từ năm 80 của thế kỉ 20 các ngành công nghiệp truyền thống gặp khó khăn về công nghệ, cơ cấu cần phải thay đổi.

– Các ngành mũi nhọn như điện tử, cơ khí chính xác tự động hoá, công nghiệp hàng không … năng suất, chất lượng được nâng cao.

* Nghành dịch vụ:

Là lĩnh vực kinh tế phát triển nhất châu Âu.

Câu 18: Nêu đặc điểm 3 miền địa hình ở Tây và Trung Âu?

– Miền đồng bằng phía bắc:

+ Phía bắc có nhiều đầm lầy, đất xấu.

+ Phía nam là những dải đất sét pha cát màu mỡ

+ Ven biển Bắc đất thấp vẫn còn hiện tượng sụt lún vài cm/năm..

– Miền núi già ở giữa là miền núi uốn nếp –đoạn tầng.

– Miền núi trẻ ở phía nam: dãy An pơ, dãy Cac- pat:

+ Dãy An Pơ: – Dãy Anpơ dài 1200 Km.

– Cácpát: dài 1500Km, nhiều đỉnh cao 2000 – 3000m.

Phần II: Bài tập ôn thi giữa kì 2 Địa 7

Bài tập 1: dựa vào bảng số liệu dưới đây:

Nước Dân số( Triệu người) Tổng sản phẩm trong nước(Triệu USD)
Pháp 52,9 1294246
Đức 82,2 1872292
Ba Lan 38,6 157585
CH Séc 10,3 50777

a- Tính thu nhập bình quân đầu người mỗi nước?

b- Nêu nhận xét về mức thu nhập bình quân đầu người mỗi nước?

Giải:

a.Tính thu nhập,bình quân đầu người mỗi nước:

Pháp 21862,3 USD/người.
Đức 22777,3USD/người.
Ba Lan 4082,5USD/người.
CH Séc 4929,8USD/người

Nhận xét: – Mức bình quân thu nập đầu người các nước không đều:

+ Người dân Đức và Pháp có mức thu nhập cao.

+ Người dân CH Séc và Ba Lan có mức thu nhập thấp.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!