Lớp 7

KHTN Lớp 7 Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

Giải bài tập SGK Khoa học tự nhiên 7 trang 37 đến trang 44 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học của chủ đề 2: Phân tử.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 6 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của THPT Nguyễn Đình Chiểu nhé:

Bạn đang xem: KHTN Lớp 7 Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

Giải câu hỏi thảo luận Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 6

Câu 1

Trừ helium, vỏ nguyên tử của các nguyên tố còn lại ở Hình 6.1 có những điểm giống và khác nhau gì?

Hình 6.1

Trả lời:

– Giống nhau: Đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng

– Khác nhau:

  • Nguyên tử Ne có 2 lớp electron
  • Nguyên tử Ar có 3 lớp electron
  • Nguyên tử Kr có 4 lớp electron
  • Nguyên tử Xe có 5 lớp electron

Câu 2

Quan sát Hình 6.2, em hãy mô tả sự tạo thành ion sodium, ion magnesium. Nhận xét về số electron lớp ngoài cùng của các ion này và cho biết sự phân bố electron của 2 ion này giống sự phân bố electron của nguyên tử khí hiếm nào?

Hình 6.2

Trả lời:

– Sự tạo thành ion sodium: Nguyên tử sodium (Na) cho đi 1 electron lớp ngoài cùng để tạo thành ion dương Na+

– Sự tạo thành ion magnesium: Nguyên tử magnesium (Mg) cho đi 2 electron lớp ngoài cùng để tạo thành ion dương Mg2+

=> Sau khi nhường electron, ion sodium và ion magnesium đều có 2 lớp electron và có 8 electron ở lớp ngoài cùng

=> Sự phân bố electron của 2 ion này giống sự phân bố electron của nguyên tử khí hiếm Neon (Ne)

Câu 3

Quan sát Hình 6.3, em hãy mô tả sự tạo thành ion chloride, ion oxide. Nhận xét về số electron lớp ngoài cùng của các ion này và cho biết sự phân bố electron của 2 ion này giống sự phân bố electron của nguyên tử khí hiếm nào?

Hình 6.3

Trả lời:

– Sự tạo thành ion chloride: Nguyên tử chlorine (Cl) nhận thêm 1 electron ở lớp ngoài cùng để tạo thành ion âm Cl

– Sự tạo thành ion oxide: Nguyên tử oxygen (O) nhận thêm 2 electron ở lớp ngoài cùng để tạo thành ion âm O2-

– Sau khi nhận electron, ion chloride có 3 lớp electron và có 8 electron ở lớp ngoài cùng

=> Giống sự phân bố electron của nguyên tử khí hiếm Neon (Ne)

– Sau khi nhận electron, ion oxide có 2 lớp electron và có 8 electron ở lớp ngoài cùng

=> Giống sự phân bố electron của nguyên tử Argon (Ar)

Câu 4

Quan sát Hình 6.4a, em hãy mô tả quá trình tạo thành liên kết ion trong phân tử sodium chloride. Nêu một số ứng dụng của sodium chloride trong đời sống.

Hình 6.4

Trả lời:

– Nguyên tử Na nhường 1 electron cho nguyên tử Cl, tạo thành ion dương

– Nguyên tử Cl nhận 1 electron từ nguyên tử Na, tạo thành ion âm

=> Ion dương và ion âm mang điện tích trái dấu nên hút nhau, tạo thành liên kết ion

– Ứng dụng của sodium chloride:

  • Sát trùng vết thương, cung cấp muối khoáng cho cơ thể bị thiếu nước
  • Dùng làm gia vị, bảo quản thực phẩm, khử mùi, kiểm soát quá trình lên men
  • Trị cảm lạnh, tiêu độc, làm trắng, chữa viêm, hôi miệng
  • Dùng chăm sóc sức khỏe gia súc, gia cầm, làm thành phần phân bón cho cây trồng

Câu 5

Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy chỉ ra nguyên tố khí hiếm gần nhất của hydrogen và oxygen. Để có lớp electron ngoài cùng giống nguyên tố khí hiếm gần nhất, nguyên tử hydrogen và oxygen có xu hướng gì?

Trả lời:

– Hydrogen gần với nguyên tố khí hiếm Helium

– H có 1 electron lớp ngoài cùng, He có 2 electron lớp ngoài cùng

=> Nguyên tử hydrogen có xu hướng nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình của Helium

– Oxygen gần với nguyên tố khí hiếm Neon

– H có 6 electron lớp ngoài cùng, Ne có 8 electron lớp ngoài cùng

=> Nguyên tử Oxygen có xu hướng nhận thêm 2 electron để đạt cấu hình của Neon

Câu 6

Dựa vào các Hình 6.5, 6.6 và 6.7, em hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử trong phân tử hydrogen và oxygen là bao nhiêu? Khi đó, lớp electron ngoài cùng của nguyên tử hydrogen và nguyên tử oxygen sẽ giống với khí hiếm nào?

Hình 6.5

Hình 6.6 và 6.7

Trả lời:

– Xét phân tử hydrogen: mỗi nguyên tử hydrogen có 2 electron lớp ngoài cùng

=> Giống cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm Helium

– Xét phân tử Oxygen: mỗi nguyên tử Oxygen có 8 electron ở lớp ngoài cùng

=> Giống cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm Neon

Câu 7

Em hãy mô tả quá trình tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử hydrogen và oxygen.

Trả lời:

– Xét phân tử hydrogen (gồm 2 nguyên tử H): Mỗi nguyên tử H bỏ ra 1 electron để tạo thành 1 cặp electron dùng chung => Hình thành liên kết cộng hóa trị

– Xét phân tử oxygen (gồm 2 nguyên tử O): Mỗi nguyên tử O bỏ ra 2 electron để tạo thành 2 cặp electron dùng chung => Hình thành liên kết cộng hóa trị

Câu 8

Quan sát Hình 6.8, em hãy cho biết số electron dùng chung của nguyên tử H và nguyên tử O. Trong phân tử nước, số electron ở lớp ngoài cùng của O và H là bao nhiêu và giống với khí hiếm nào?

Hình 6.5

Trả lời:

– Số electron dùng chung của nguyên tử H và O là 4

– Trong phân tử nước:

  • Nguyên tử O có 8 electron lớp ngoài cùng => Giống khí hiếm Ne
  • Nguyên tử H có 2 electron lớp ngoài cùng => Giống khí hiếm He

Câu 9

Em hãy mô tả quá trình tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử nước.

Trả lời:

Khi O kết hợp với H, nguyên tử O góp 2 electron, mỗi nguyên tử H góp 1 electron.

=> Giữa nguyên tử O và nguyên tử H có 1 đôi electron dùng chung

– Hạt nhân nguyên tử O và H cùng hút đôi electron dùng chung, liên kết với nhau tạo ra phân tử nước

Câu 10

Cho biết mỗi phân tử của chất trong Hình 6.9 được tạo bởi các ion nào? Ở điều kiện thường, các chất này ở thể gì?

Hình 6.9

Trả lời:

a) Phân tử Sodium chloride gồm 2 nguyên tố là Na và Cl

  • Nguyên tố Na có 1 electron ở lớp ngoài cùng => Có xu hướng nhường 1 electron => Ion tương ứng là Na+
  • Nguyên tố Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng => Có xu hướng nhận 1 electron => Ion tương ứng là Cl

b) Phân tử Calcium chloride gồm 2 nguyên tố là Ca và Cl

  • Nguyên tố Ca có 2 electron ở lớp ngoài cùng => Có xu hướng nhường 2 electron => Ion tương ứng là Ca2+
  • Nguyên tố Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng => Có xu hướng nhận 1 electron => Ion tương ứng là Cl

c) Phân tử Magnesium oxide gồm 2 nguyên tố là Mg và O

  • Nguyên tố Mg có 2 electron ở lớp ngoài cùng => Có xu hướng nhường 2 electron => Ion tương ứng là Mg2+
  • Nguyên tố O có 6 electron ở lớp ngoài cùng => Có xu hướng nhận 2 electron => Ion tương ứng là O2-

Ở điều kiện thường, các chất đều ở thể rắn.

Câu 11

Quan sát và cho biết thể của các chất có trong Hình 6.10

Hình 6.10

Trả lời:

Quan sát Hình 6.10:

  • Đường tinh luyện: thể rắn
  • Ethanol: thể lỏng
  • Carbon dioxide: thể khí

Câu 12

Nêu một số ví dụ về chất cộng hóa trị và cho biết thể của chúng ở điều kiện thường.

Trả lời:

Một số chất cộng hóa trị và thể của chúng ở điều kiện thường là:

  • Khí oxygen: thể khí
  • Nước: thể lỏng
  • Amonia: thể khí
  • Hydrogen chloride: thể lỏng
  • Methane: thể khí
  • Nitrogen oxide: thể khí
  • Gỗ (cenlulose): thể rắn

Câu 13

Quan sát thí nghiệm 1 (Hình 6.11, 6.12) và đánh dấu V để hoàn thành bảng sau:

Tính chất

Muối

Đường

Tan trong nước

?

?

Dẫn điện được

?

?

Hình 6.11, 6.12

Trả lời:

Tính chất

Muối

Đường

Tan trong nước

V

V

Dẫn điện được

V

X

Câu 14

Quan sát thí nghiệm 2 (Hình 6.13), cho biết muối hay đường bền nhiệt hơn. Ở ống nghiệm nào có sự tạo thành chất mới?

Hình 6.13

Trả lời:

– Muối không có sự thay đổi sau khi đun nóng

– Đường (màu trắng) chuyển thành chất khác có màu đen

=> Ống nghiệm 2 (đường) có sự tạo thành chất mới

=> Muối bền nhiệt hơn

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 6

Bài 1

Hãy vẽ sơ đồ và mô tả quá trình tạo thành liên kết trong phân tử sodium oxide (hình bên)

Bài 1

Trả lời:

– Sodium oxide gồm 2 nguyên tố: Na (kim loại) và O (phi kim)

=> Liên kết ion

– Nguyên tử Na (số hiệu nguyên tử = 11) nhường 1 electron => Ion Na+

– Nguyên tử O (số hiệu nguyên tử = 8) nhận 2 electron => Ion O2-

Bài 1

Bài 2

Cho biết vị trí trong bảng tuần hoàn, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử mỗi nguyên tố N, C, O và vẽ sơ đồ hình thành liên kết trong các phân tử ở hình sau:

Bài 2

Trả lời:

– Nguyên tử N nằm ở ô số 7, nhóm VA => Có 5 electron ở lớp ngoài cùng, cần 3 electron để đạt cấu hình khí hiếm

– Nguyên tử C nằm ở ô số 6, nhóm IVA => Có 4 electron ở lớp ngoài cùng, cần 4 electron để đạt cấu hình khí hiếm

– Nguyên tử O nằm ở ô số 8, nhóm VIA => Có 6 electron ở lớp ngoài cùng, cần 2 electron để đạt cấu hình khí hiếm

a) Xét phân tử Nitrogen: gồm 2 nguyên tử N

=> Liên kết cộng hóa trị, mỗi N góp 3 electron tạo thành 3 cặp electron dùng chung

Bài 2

b) Xét phân tử Carbon dioxide: gồm 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O

=> Liên kết cộng hóa trị. Khi C kết hợp với O, nguyên tử C góp 4 electron, mỗi nguyên tử O góp 2 electron

=> Giữa nguyên tử C và nguyên tử O có 2 cặp electron dùng chung

Bài 2

Bài 3

Potassium Chloride là hợp chất có nhiều ứng dụng trong đời sống. Trong nông nghiệp, nó được dùng làm phân bón. Trong công nghiệp, Potassium Chloride được dùng làm nguyên liệu để sản xuất Potassium Hydroxide và kim loại Potassium. Trong y học, Potassium Chloride được dùng để bào chế thuốc điều trị bệnh thiếu Kali trong máu. Potassium chloride rất cần thiết cho cơ thể, trong các chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, tim, thân, cơ và cả hệ thần kinh

Hợp chất Potassium Chloride có loại liên kết gì trong phân tử? Vẽ sơ đồ hình thành liên kết có trong phân tử này.

Bài 3

Trả lời:

– Potassium chloride gồm 2 nguyên tử: K (kim loại) và Cl (phi kim).

=> Liên kết ion

– Nguyên tử K nhường 1 electron cho nguyên tử Cl.

Bài 3

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!