Lớp 7

KHTN lớp 7 Bài 12: Ánh sáng, tia sáng

Giải bài tập SGK KHTN 7: Ánh sáng, tia sáng giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi phần hỏi, luyện tập, vận dụng trang 66→68 sách Cánh diều 7. Đồng thời hiểu được toàn bộ kiến thức về Ánh sáng, tia sáng.

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 12: Ánh sáng, tia sáng được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Qua đó các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 12 thuộc Chủ đề 6 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 7 Cánh diều. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn KHTN Lớp 7: Ánh sáng, tia sáng, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bạn đang xem: KHTN lớp 7 Bài 12: Ánh sáng, tia sáng

Trả lời câu hỏi Vận dụng KHTN 7 bài 12

Vận dụng 1

Hiện tượng nhật thực là hiện tượng Trái Đất đi vào vùng tối do Mặt Trăng tạo ra (hình 12.8a). Khi đó, ở một số vị trí trên Trái Đất, người ta sẽ thấy Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất.

Tương tự như vậy, hiện tượng nguyệt thực là hiện tượng khi Mặt Trăng đi vào vùng tối do Trái Đất tạo ra (hình 12.8b). Khi đó, ở một số nơi trên Trái Đất, người ta sẽ thấy Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất.

a. Hãy vẽ các tia sáng để xác định vùng tối trong mỗi hiện tượng này.

b. Sử dụng 1 ngọn nến và các quả bóng có kích thước phù hợp thay thế Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng để kiểm tra kết quả thu được như hình vẽ ở câu 1.

Gợi ý đáp án

a. Xác định vùng tối và vùng nửa tối.

b. Em có thể dùng 1 ngọn nến thay cho Mặt Trời, quả bóng đá thay cho Trái Đất, quả bóng tenis thay cho Mặt Trăng. Đặt ngọn nến và các quả bóng ở các vị trí giống như 2 trường hợp trên và quan sát hiện tượng.

Trả lời câu hỏi Luyện tập KHTN 7 bài 12

Luyện tập 1

Với các dụng cụ: đèn sợi đốt, kính lúp, tờ bìa màu đen, nhiệt kế.

a. Hãy lên phương án và tiến hành thí nghiệm để thu được năng lượng ánh sáng.

b. Trong thí nghiệm của em và thí nghiệm ở hình 12.1, năng lượng ánh sáng đã chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào?

Gợi ý đáp án

a. Phương án thí nghiệm

Dùng kính lúp hội tụ tia sáng từ đèn sợi đốt phát ra, dùng tờ bìa màu đen hứng tia sáng tại điểm hội tụ, dùng nhiệt kế đo nhiệt độ tại điểm hội tụ.

Tiến hành thí nghiệm

+ Bật đèn sợi đốt.

+ Dùng kính lúp đặt sát đèn sợi đốt.

+ Dùng tấm bìa màu đen hứng điểm hội tụ của tia ló sau khi đi qua kính lúp.

+ Để một thời gian đủ dài sau đó dùng nhiệt kế đo nhiệt độ điểm hội tụ đó.

Kết luận:

Nhiệt độ điểm hội tụ tăng cao chứng tỏ ánh sáng mang năng lượng, quang năng được chuyển hóa thành nhiệt năng.

b. Năng lượng ánh sáng chuyển thành dạng nhiệt năng, làm cho que diêm bốc cháy.

Luyện tập 2

Em hãy đề xuất một phương án để có thể quan sát được tia sáng.

Gợi ý đáp án

Dùng đèn chiếu vào một miếng bìa có khoét một lỗ nhỏ, dùng 1 miếng bìa làm màn hứng sao cho vệt sáng từ lỗ nhỏ đi là là trên màn hứng.

Vệt sáng hẹp, thẳng trên màn hứng được coi là tia sáng.

Luyện tập 3

Với các dụng cụ: đèn tạo ra chùm sáng hẹp song song, tấm bìa chắn sáng, giấy trắng. Hãy lên phương án và tiến hành thí nghiệm để tạo ra các chùm sáng trên mặt giấy.

Gợi ý đáp án

Phương án thí nghiệm:

Dùng đèn chiếu chùm tia sáng qua tấm bìa đã được đục 2 lỗ nhỏ đối xứng, đặt tờ giấy trắng sao cho chùm tia sáng đi là là trên bề mặt tờ giấy.

Tiến hành thí nghiệm:

+ Tạo chùm song song

Đặt sát đèn pin vào tấm bìa đã đục lỗ, đặt tờ giấy sao cho chùm tia sáng đi qua lỗ đi là là trên bề mặt tờ giấy. Điều chỉnh đèn sao cho thu được hình ảnh dưới.

+ Tạo chùm hội tụ

Đặt sát đèn pin vào tấm bìa đã đục lỗ, đặt tờ giấy sao cho chùm tia sáng đi qua lỗ đi là là trên bề mặt tờ giấy. Điều chỉnh đèn sao cho thu được hình ảnh dưới.

+ Tạo chùm phân kì

Đặt sát đèn pin vào tấm bìa đã đục lỗ, đặt tờ giấy sao cho chùm tia sáng đi qua lỗ đi là là trên bề mặt tờ giấy. Điều chỉnh đèn sao cho thu được hình ảnh dưới.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!