KHTN Lớp 6: Bài tập Chủ đề 8
Giải bài tập SGK Khoa học Tự nhiên 6 trang 136 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi bài tập chủ đề 8.
Soạn KHTN 6 Bài tập chủ đề 8 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 136. Thông qua tài liệu này giúp học sinh nhanh chóng trả lời được các câu hỏi từ 1-3 trong bài học, nắm vững được kiến thức để học tốt môn KHTN. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn KHTN 6 Bài tập chủ đề 8, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Bạn đang xem: KHTN Lớp 6: Bài tập Chủ đề 8
Câu 1
Hãy lập bảng về đặc điểm nhận biết của các nhóm thực vật (Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín) và lấy ví dụ minh họa cho mỗi nhóm.
Gợi ý đáp án
Tên nhóm thực vật | Đặc điểm phân chia | Ví dụ |
Rêu | – Chưa có hệ mạch – Sinh sản bằng bào tử | Rêu |
Dương xỉ | – Có hệ mạch – Chưa xuất hiện hoa và hạt – Sinh sản bằng bào tử | Dương xỉ, rau bợ |
Hạt trần | – Có hệ mạch – Không có hoa và có hạt trần – Sinh sản bằng hạt | Thông, tùng, vạn tuế |
Hạt kín | – Có hệ mạch – Có hoa và có hạt kín – Sinh sản bằng hạt | Táo, cam, đào, quất |
Câu 2
Xây dựng khóa lưỡng phân để nhận biết các động vật trong hình dưới đây.
Gợi ý đáp án
Gợi ý đáp án
– Khóa lưỡng phân phân loại:
Các bước | Đặc điểm | Tên động vật |
1a 1b | Không xương sống | Sứa, giun đất, ốc sên |
Có xương sống | Chim, hổ, cá, ếch, rắn | |
2a 2b | Hệ thần kinh dạng lưới | Sứa |
Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch | Giun đất, ốc sên | |
3a 3b | Không có vỏ | Giun đất |
Có vỏ | Ốc sên | |
4a 4b | Thụ tinh ngoài | Cá, ếch |
Thụ tinh trong | Rắn, hổ, chim | |
5a 5b | Hô hấp qua da và phổi | Ếch |
Hô hấp qua mang | Cá | |
6a 6b | Có lông | Hổ, chim |
Không có lông | Rắn | |
7a 7b | Biết bay | Chim |
Không biết bay | Hổ |
Câu 3
Tìm hiểu sự đa dạng sinh vật ở địa phương em và làm báo cáo thuyết trình.
Gợi ý đáp án
Báo cáo tìm hiểu sự đa dạng sinh vật ở địa phương
Họ và tên: …………………………………………………
Lớp: 6A2
Địa điểm tìm hiểu sinh vật: Vườn quốc gia Ba Vì
Nội dung tìm hiểu: Sự đa dạng sinh vật ở địa phương
Kết quả tìm hiểu:
Phiếu quan sát thực vật
TT | Tên cây | Nơi quan sát được | Môi trường sống | Nhóm thực vật | Vai trò của cây | Ghi chú |
1 | Hoa dã quỳ | Vườn quốc gia Ba Vì | Trên cạn | Hạt kín | – Lọc bớt CO2 và bụi trong không khí – Cung cấp O2 cho sinh quyển – Cung cấp phấn và mật hoa cho các loài côn trùng | |
2 | Cây bách xanh | Trên cạn | Hạt kín | – Lọc bớt CO2 và bụi trong không khí – Cung cấp O2 cho sinh quyển – Cho bóng mát – Là nơi cư trú của nhiều sinh vật | – Là loài thực vật quý hiếm | |
3 | Cây thông tre | Trên cạn | Hạt trần | – Lọc bớt CO2 và bụi trong không khí – Cung cấp O2 cho sinh quyển – Cho bóng mát – Là nơi cư trú của nhiều sinh vật | – Là loài thực vật quý hiếm | |
4 | Quyết thân gỗ | Trên cạn | Dương xỉ | – Lọc bớt CO2 và bụi trong không khí – Cung cấp O2 cho sinh quyển – Là nơi cư trú của nhiều sinh vật | – Là loài thực vật quý hiếm |
Phiếu quan sát động vật
TT | Tên động vật | Nơi quan sát được | Môi trường sống | Nhóm động vật | Vai trò của động vật | Ghi chú |
1 | Cầy gấm | Vườn quốc gia Ba Vì | Trên cạn | ĐVCXS Lớp Thú | – Cung cấp giống để duy trì số lượng cá thể loài – Là loài động vật quý hiếm | |
2 | Thằn lằn tai Ba Vì | Trên cạn, nơi khô ráo | ĐVCXS Lớp Bò sát | – Cung cấp giống để duy trì số lượng cá thể loài – Là loài động vật đặc hữu | ||
3 | Gà lôi trắng | Trên cạn | ĐVCXS Lớp Chim | – Cung cấp giống để duy trì số lượng cá thể loài – Là loài động vật quý hiếm | ||
4 | Ếch vạch | Trên cạn, nơi ẩm ướt | ĐVCXS Lớp Lưỡng cư | – Cung cấp giống để duy trì số lượng cá thể loài – Ăn côn trùng gây hại – Là loài động vật đặc hữu | ||
5 | Bướm phượng Helen | Trên cạn | ĐVKXS Lớp Côn trùng | – Cung cấp giống để duy trì số lượng cá thể loài – Thụ phấn cho cây – Là động vật có trong sách đỏ VN |
*Chú thích:
– ĐVCXS: Động vật có xương sống
– ĐVKXS: Động vật không xương sống
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6