KHTN Lớp 6 Bài 39: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
Giải bài tập SGK Khoa học Tự nhiên 6 trang 129, 140, 141, 142, 143 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 39: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên của Chương VII: Đa dạng thế giới sống.
Thông qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 39 Chương 7 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Vậy mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Bạn đang xem: KHTN Lớp 6 Bài 39: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
Câu 1
❓Trưng bày, giới thiệu với bạn mẫu vật và ảnh chụp các loài động vật, thực vật quan sát được. Có thể lựa chọn các hình thức sau: tập san, hộp bí mật,… để hoàn thành sản phẩm của nhóm.
Câu 2
❓Kể tên các loài thực vật mà em đã quan sát được.
Trả lời:
Các loài thực vật em đã quan sát là:
- Cây chò
- Cây ô rô
- Cây dẻ
- Cây dâu tằm
- Cây cói
Câu 3
❓Nhóm thực vật và động vật nào em gặp nhiều nhất, ít hoặc không quan sát nhất? Vì sao?
Trả lời:
– Nhóm thực vật gặp nhiều nhất: thực vật hạt kín
– Nhóm động vật gặp nhiều nhất: côn trùng
– Nhóm thực vật gặp ít nhất: thực vật hạt trần
– Nhóm động vật gặp ít nhất: cá
→ Có kết quả trên là do ở rừng Cúc Phương là rừng nhiệt đới nên sẽ có ít thực vật hạt trần (cây ôn đới) và các loài động vật thuộc nhóm cá ở nước.
– Còn thực vật hạt kín và côn trùng là các sinh vật có số lượng nhiều nhất trong từng ngành nên sẽ chiếm ưu thế hơn.
Câu 4
❓Hoàn thành phiếu học tập theo mẫu phiếu học tập số 1 với khoảng từ 5 đến 10 loài thực vật mà em đã quan sát được.
Trả lời:
Tên cây | Môi trường sống | Đặc điểm | Vị trí phân loại | Vai trò | ||
Rễ cây | Thân cây | Cơ quan sinh sản | ||||
Cây chò | Trên cạn | Rễ lớn trồi lên mặt đất | Đường kính thân cây khoảng 5m, cao 50m | Hoa và quả | Thực vật hạt kín | – Cung cấp O2 và lọc CO2 Cung cấp chỗ ở cho động vật |
Cây dương xỉ | Nơi ẩm ướt | Rễ thật | Thân cụm nhỏ, nằm sát mặt đất | Túi bào tử | Dương xỉ | – Cung cấp O2 và lọc CO2 – Cung cấp thức ăn cho động vật |
Cây phong lan | Nơi nóng ẩm | Rễ thật | Thân phân đốt | Hoa | Thực vật hạt kín | – Cung cấp O2 và lọc CO2 – Làm cảnh |
Cây dẻ | Trên cạn | Rễ thật đâm sâu | Thân gỗ | Hoa và quả | Thực vật hạt kín | – Cung cấp O2 và lọc CO2 Cung cấp chỗ ở cho động vật |
Rêu | Nơi ẩm ướt | Rễ giả | Thân nhỏ, mảnh, cao vài mm | Túi bào tử | Rêu | Cung cấp thức ăn cho động vật khác |
Câu 5
❓Trong các loài thực vật em đã quan sát, loài nào có kích thước nhỏ nhất, loài nào có kích thước lớn nhất? Em có nhận xét gì về kích thước của các loài thực vật quanh em?
Trả lời:
Loài thực vật nhỏ nhất là rêu và lớn nhất là cây chò.
Các loài thực vật xung quanh em không những chủng loại phong phú mà kích thước và hình dạng của các loài cũng có rất nhiều sự khác nhau.
Câu 6
❓Hoàn thành phiếu học tập số 2 với khoảng 5 đến 10 loài động vật em đã quan sát được.
Trả lời:
Tên động vật | Môi trường sống | Đặc điểm hình thái nổi bật | Vị trí phân loại | Vai trò |
Voọc quần đùi trắng | Trên cây | – Trên đỉnh đầu có mào lông màu đen – Vùng mông có lông màu trắng kéo dài tới gốc đuôi; lông đuôi màu đen | Lớp Thú | – Là động vật đặc hữu có tên trong sách đỏ Việt Nam – Cung cấp cá thể tiến hành nhân giống |
Cầy vằn | Trên cạn | – Lông màu vàng hoặc xám bạc – Có 4 – 5 sọc đen lớn vắt ngang lưng xuống 2 bên sườn – 2 sọc đen chạy song song từ đỉnh đầu đến đùi chân trước | Lớp Thú | – Là động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam – Cung cấp cá thể tiến hành nhân giống |
Bọ que | Trên các cành cây | – Thân dài hình que, màu vàng nâu | Lớp côn trùng | – Làm thức ăn cho động vật khác |
Bướm | Trên cây | – Có 2 đôi cánh lớn, màu sắc sặc sỡ | Lớp côn trùng | – Thu phấn cho cây – Làm thức ăn cho các động vật khác |
Chào mào | Trên cây | – Có nhúm lông mào trên đỉnh đầu – Lông màu nâu, lông bụng màu trắng – Dưới mắt có nhúm lông màu đỏ | Lớp chim | – Bắt sâu bọ gây hại |
Câu 7
❓Nhận xét sự phân bố của thực vật và động vật ở các môi trường khác nhau và độ đa dạng sinh học ở khu vực em quan sát.
Trả lời:
– Sự phân bố và động đa dạng của động vật và thực vật ở từng môi trường là không giống nhau.
- Ở trên cạn, các sinh vật nhiều và phong phú hơn
- Ở dưới nước, số lượng sinh vật ít hơn
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6