Lớp 7

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

TOP 5 Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2022 – 2023 bao gồm đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi KHTN lớp 7 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức, đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 7 Kết nối tri thức.

Bạn đang xem: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Bộ đề thi KHTN lớp 7 giữa kì 2 Kết nối tri thức

  • Đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7 – Đề 1
  • Đề thi KHTN lớp 7 giữa kì 2 – Đề 2

Đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7 – Đề 1

Đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1. Ánh sáng là:

A. một chất
B. Một dòng chảy
C. Một dạng năng lượng
D. Một luồng khí .

Câu 2. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo:

A. Đường cong
B. Đường thẳng
C. Đường gấp khúc.
D. Đường tròn

Câu 3. Trong các môi trường sau, môi trường nào là trong suốt và đồng tính?

A. Thủy tinh
B. Nước cô ca
C. Nước mía
D. Nước đường

Câu 4. Khi tia sáng chiếu tới mặt phản xạ của gương phẳng thì tia sáng sẽ :

A. Đi xuyên qua gương
B. Bị hấp thụ trong gương
C. Hấp thụ một phần, phản xạ một phần.
D. Phản xạ lại toàn phần

Câu 5.chiếu 1 tia sáng tới bề mặt một vật ta thu được phản xạ khuếch tán khi:

A. Chỉ có một tia phản xạ theo 1 hướng nhất định.
B. Không thu được tia phản xạ nào
C. Thu được nhiều tia phản xạ theo nhiều hướng
D. Tia sáng xuyên qua vật

Câu 6. Đơn chất là chất:

A. Cấu tạo từ một chất
B. Cấu tạo từ hai chất
C. Cấu tạo từ ba chất
D. Cấu tạo từ bốn chất

Câu 7. Nước có công thức cấu tạo là:

A. HO
B. HO
C. HO
D. HO

Câu 8. Một nguyên tố liên kết với bao nhiêu nguyên tử H thì nguyên tố đó có hóa trị:

A. Lớn hơn số nguyên tử H
B. Nhỏ hơn số nguyên tử H
C. Bằng số nguyên tử H
D. Gấp đôi số nguyên tử H

Câu 9. Trong công thức NH thì nguyên tố N có hóa trị là:

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 10. Trong công thức HO, tỉ lệ phần trăm của khối lượng H là:

A. 10%
B. 11,1%
C. 2%
D. 3 %

Câu 11: Thực vật trên cạn hấp thụ nước và chất khoáng từ đất chủ yếu qua bộ phận nào?

A. Qua các tế bào lông hút ở rễ.
B. Qua bề mặt tế bào biểu bì của cây.
C. Qua các tế bào mô mềm ở rễ.
D. Qua các tế bào mạch dẫn của cây

Câu 12: Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng?

A. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
B. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.

Câu 13. Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính:

A. Học được
B. Bẩm sinh
C. Hỗn hợp
D.Vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp

Câu 14: Tập tính động vật là:

A. Một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
B. Chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
C. Những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
D. Chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại

Câu 15: Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của:

A. các hệ cơ quan trong cơ thể
B. cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào
C. các mô trong cơ thể
D. các cơ quan trong cơ thể

Câu 16: Biến thái là sự thay đổi:

A. Đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng
B.Từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng
C. Đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứngD. Từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng

B. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 17 (1,0 điểm):

Nêu tính chất ảnh của vật qua gương phẳng?

Câu 18 (1 điểm).

Dựng ảnh của vật dạng một mũi tên đặt song song với gương phẳng.

Câu 19 (1,0 điểm):

Dựa vào bảng tuần hoàn các NTHH, hãy chỉ ra hóa trị của các nguyên tố hóa học sau: Na, Cl, Fe, K, I, Mg, Ba, C, Cu, H

Câu 20.(1,5 điểm).

So sánh quá trình trao đổi chất của động vật và thực vật?

Câu 21(1,5 điểm).

Nêu các ứng dụng quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật vào thực tiễn?

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm)

(Mỗi câu lựa chọn đáp án đúng được 0,2 đ)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C B A D C A B C
Câu 9 10 11 12 13 14 15 16
Đáp án D B A A B D B C

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

17

(1,0đ)

– Ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.

-Có kích thước bằng vật và đối xứng với vật qua gương ( khoảng cách từ 1 điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ 1 điểm thuộc ảnh đến gương)

1,0

18

(1,0đ)

1,0

19

(1,0đ)

Nguyên tố

Hóa trị

Na

I

Cl

I

Fe

II, III

K

I

I

I

Mg

II

Ba

II

C

II, IV

Cu

II, I

H

I

1 ,0

20

(1,5đ)

Giống nhau:

-Hoạt động theo cơ chế khuếch tán ( sự chênh lệch nồng độ CO2, O2 giữa cơ thể với môi trường ngoài).
– Bản chất đều là quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ đồng thời giải phóng năng lượng từ các hoạt động sống và CO2. (0,5đ)
Khác nhau.

Thực vật

Động vâth

* Khác nhau:
– ở thực vật không có con đường trao đổi khí.
– bề mặt trao đổi khí ở thực vật gồm khí khổng ở lá, bì khổng ( lỗ vỏ) ở thân cây, rễ cây.
– Ngoài ra ở thực vật ngoài quá trình hô hấp còn có quá trình quang hợp trao đổi khí với môi trường bên ngoài

– ở động vật có con đường trao đổi khí riêng( như khí quản là 1 ví dụ…).
bề mặt trao đổi khí ở động vật thì tùy từng loài khác nhau theo chiều tiến hóa sau:
+ bề mặt cơ thể
+ hệ thống ống khí
+ mang
+ phổi

0 , 5

1 ,0

21

(1,5đ)

+ Đưa ra các biện pháp kĩ thuật chăm sóc phù hợp, xác định thời điểm thu hoạch,… Ví dụ: Cung cấp nhiều nước, phân đạm cho cây lúa vào giai đoạn lúa đẻ nhánh và giảm nước, không bón phân đạm vào giai đoạn lúa chín.

+ Điều khiển điều kiện môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, nước nhằm kích thích ra hoa sớm, tăng hiệu suất tạo quả. Ví dụ: Chiếu sáng trên 16 giờ cho hoa lay ơn ra hoa đẹp và to hơn và bền hơn.

+ Trồng cây đúng mùa vụ, luân canh. Ví dụ: Trồng bắp cải vào mùa đông,…

+ Sử dụng các chất kích thích làm cho cây ra rễ, tăng chiều cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng năng suất,… Ví dụ: Sử dụng vitamin B1 để làm cây ra rễ nhanh,…

0,375

0,375

0,375

0,375

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Tổng điểm

(%)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1. Ánh sáng(11 tiết

1

3

2

1

2

5

32,5%

2. Phân tử – Liên kết hóa học (8 tiết)

3

2

1

1

5

22,5%

3. Trao đổi chất. Chuyển hóa năng lượng ở sinh vật. Cảm ứng ở sinh vật. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.(14 tiết)

5

1

1

1

2

6

45%

Tổng câu

10

1

5

2

1

6

20

Tổng điểm

1

2,75

2,0

1,25

2,0

1,0

6,0

4,0

10,0

(100%)

% điểm số

37,5%

32,5%

20%

10%

60%

40%

100%

Đề thi KHTN lớp 7 giữa kì 2 – Đề 2

Đề thi KHTN lớp 7 giữa kì 2

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau có đường sức từ như hình vẽ. Đầu A, B của hai thanh nam châm tương ứng với từ cực nào?

A. Cả hai đầu A và B đều là cực Bắc.
B. Cả hai đầu A và B đều là cực Nam.
C. Đầu A là cực Nam và đầu B là cực Bắc.
D. Đầu A là cực Bắc và đầu B là cực Nam.

Câu 2: Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất?

A. Ở phần giữa của thanh.
B. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm.
C. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm.
D. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.

Câu 3: Khi ta thay đổi chiều dòng điện chạy qua ống dây thì

A. chiều của từ trường và độ lớn của từ trường không thay đổi.
B. chiều của từ trường thay đổi nhưng độ lớn của từ trường không thay đổi.
C. chiều của từ trường và độ lớn của từ trường đều thay đổi.
D. chiều của từ trường không đổi nhưng độ lớn của từ trường thay đổi.

Câu 4: Ta có thể tăng từ trường của nam châm điện bằng cách nào?

A. Tăng độ lớn của dòng điện và tăng số vòng dây.
B. Giảm độ lớn của dòng điện và giảm số vòng dây.
C. Tăng độ lớn của dòng điện và giảm số vòng dây.
D. Giảm độ lớn của dòng điện và tăng số vòng dây.

Câu 5: Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa là

A. làm cho cây ngừng sinh trưởng và ra hoa.
B. làm cho cây lớn lên và to ra.
C. làm cho cây sinh sản và chuyển sang già cỗi.
D. hình thành các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả.

Câu 6: Mô phân sinh bên có vai trò

A. làm tăng chiều dài của lá.
B. làm tăng chiều dài của lóng.
C. giúp thân, cành và rễ tăng lên về chiều ngang.
D. giúp thân, cành và rễ tăng lên về chiều dài.

Câu 7: Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?

A. Sự tăng kích thước của cành.
B. Hạt nảy mầm.
C. Cây mầm ra lá.
D. Cây ra hoa.

Câu 8: Phát biểu nào đúng khi nói về loại mô phân sinh ở thân của thực vật?

A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm.
B. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm.
C. Mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm.
D. Mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm.

Câu 9: Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của ếch diễn ra theo trình tự nào sau đây?

A. Trứng đã thụ tinh → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.
B. Ấu trùng → Trứng đã thụ tinh → Ếch trưởng thành.
C. Ếch đã trưởng thành → Nhộng → Ấu trùng → Trứng nở.
D. Trứng nở → Nhộng → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.

Câu 10: Nhiệt độ môi trường cực thuận đối với sinh vật là

A. mức nhiệt cao nhất và sinh vật có thể chịu đựng.
B. mức nhiệt thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
C. mức nhiệt thấp nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.
D. mức nhiệt ngoài khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển.

Câu 11: Ở thực vật, nếu thiếu các nguyên tố khoáng, đặc biệt là nitrogen thì

A. quá trình sinh trưởng sẽ bị ức chế, thậm chí có thể bị chết.
B. quá trình sinh trưởng diễn ra mạnh mẽ.
C. quá trình hô hấp tế bào bị ức chế, cây thấp lùn.
D. quá trình sinh trưởng và phát triển đều diễn ra mạnh mẽ.

Câu 12: Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ vị thành niên nên bổ sung nước theo tỉ lệ 40 mL/kg cân nặng. Dựa vào khuyến nghị trên, em hãy tính lượng nước mà một học sinh lớp 8 có cân nặng 50 kg cần uống trong một ngày.

A. 2 000 mL.
B. 1 500 mL.
C. 1000 mL.
D. 3 000 mL.

Câu 13: Các chất kích thích nhân tạo được sử dụng để

A. kích thích cây tăng cường hô hấp.
B. kích thích cây ra rễ, ra hoa, thúc hạt và củ nảy mầm.
C. duy trì hình dáng của cây.
D. thúc đẩy quá trình quang hợp và thoát hơi nước của cây.

Câu 14: Đối với sự sinh trưởng và phát triển, tập tính phơi nắng của nhiều loài động vật

A. không có tác dụng vì ánh sáng không ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển ở động vật.
B. giúp động vật hấp thu thêm nhiệt và giảm sự mất nhiệt trong những ngày trời rét, tập trung các chất để xây dựng cơ thể.
C. giúp động vật hấp thu thêm ánh sáng để tổng hợp các chất hữu cơ cho sinh trưởng và phát triển.
D. giúp động vật loại bỏ các vi khuẩn ngoài da, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ứng dụng của sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn?

A. Biện pháp chiếu sáng nhân tạo trong nhà kính giúp cung cấp ánh sáng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.
B. Có thể sử dụng các chất kích thích nhân tạo thích hợp để kích thích tăng chiều cao cây.
C. Có thể sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trộn lẫn vào thức ăn giúp vật nuôi lớn nhanh.
D. Khuyến khích sử dụng các chất kích thích sinh trưởng nhân tạo cho cây trồng nhưng cần hạn chế sử dụng cho vật nuôi.

Câu 16: Tiêu diệt muỗi vào giai đoạn ấu trùng là hiệu quả nhất vì

A. ấu trùng muỗi có kích thước to, dễ nhìn thấy nên dễ tác động nhất.
B. ấu trùng muỗi yếu ớt, sống phụ thuộc vào nước nên dễ tác động nhất.
C. ấu trùng muỗi tiếp xúc trực tiếp với con người nên dễ tác động nhất.
D. ấu trùng muỗi không sinh được độc tố nên dễ tác động nhất.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Em hãy nêu phương án đơn giản để xác định các cực một thanh nam châm cũ đã bị bong hết sơn và kí hiệu.

Câu 2 (2 điểm): Phát biểu khái niệm sinh trưởng và phát triển. Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Câu 3 (2 điểm):

a) (1,5 điểm) Vận dụng kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật, em hãy đề xuất các biện pháp trong chăn nuôi để vật nuôi sinh trưởng tốt, cho năng suất cao theo mẫu sau:

Yếu tố tác động Biện pháp trong chăn nuôi
Dinh dưỡng
Nhiệt độ

b) (0,5 điểm) Tại sao trước khi gieo hạt nên ngâm hạt trong nước ấm có nhiệt độ từ 35 – 40oC?

Đáp án đề thi giữa kì 2 KHTN 7

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

1. A

2. D

3. B

4. A

5. D

6. C

7. A

8. D

9. A

10. B

11. A

12. A

13. B

14. B

15. D

16. B

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Đưa cực Bắc một nam châm còn phân biệt rõ được cực Bắc – Nam lại gần một nam châm trên, đầu nào hút cực Bắc của nam châm mới thì đó là cực Nam của nam châm cũ và ngược lại.

Câu 2: (2 điểm)

– Sinh trưởng là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.

– Phát triển bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.

– Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển: Trong vòng đời của sinh vật, các giai đoạn sinh trưởng và phát triển diễn ra đan xen với nhau. Sinh trưởng gắn với phát triển và phát triển dựa trên cơ sở của sinh trưởng. Do đó, nếu không có sinh trưởng sẽ không có phát triển và ngược lại.

Câu 3: (2 điểm)

a)

Yếu tố tác động

Biện pháp trong chăn nuôi

Dinh dưỡng

Cho vật nuôi ăn uống đầy đủ cả lượng và chất, phù hợp với đặc điểm dinh dưỡng của mỗi loài vật nuôi.

Nhiệt độ

Xây chuồng, trại có khả năng chống nóng, chống lạnh, sử dụng các thiết bị sưởi ấm hay làm mát khi nhiệt độ quá thấp hay quá cao.

b) Trước khi gieo hạt nên ngâm hạt trong nước ấm từ 35 – 40oC nhằm mục đích cung cấp độ ẩm và nhiệt độ phù hợp cho hạt, giúp tăng quá trình hô hấp tế bào của hạt, phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, tạo điều kiện thuận lợi để hạt nảy mầm.

…………

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 KHTN 7

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!